Thủ tục hồ sơ, biên nhận giấy tờ cần những gì. Những thắc mắc trên được bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, giải đáp chi tiết để doanh nghiệp hiểu và thực hiện đầy đủ.
Việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đã được BHXH TP HCM thực hiện từ tháng 6-2012 theo Quyết định 2013/QĐ-BHXH ngày 6-6-2012 của giám đốc BHXH TP HCM về việc ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Trong quá trình thực hiện giao dịch một cửa BHXH TP HCM liên tục điều chỉnh, rút ngắn quy trình thời gian và thủ tục hồ sơ theo hướng nhanh gọn mà vẫn bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định của luật.
Để hòa chung với xu thế đổi mới của TP và nâng cao năng lực cạnh tranh, BHXH TP HCM đã chuyển nhanh từ cơ chế hành chính mệnh lệnh sang hành chính phục vụ, đổi mới các trang thiết bị công nghệ, quy trình tiếp nhận hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử và có sự phối hợp của ngành bưu điện. Như vậy, quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị việc giao dịch thông qua hệ thống điện tử, đơn vị chỉ việc dùng chữ ký số của đơn vị để thực hiện giao dịch thông qua các nhà cung cấp IVAN. Ngoài ra, đơn vị còn có thể gửi qua bưu điện (phần chi phí hồ sơ gửi bưu điện do cơ quan BHXH trả tiền).
Cụ thể các loại bảng kê hồ sơ cho từng loại như PGNHS 101: đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc; PGNHS 102: cấp thẻ BHYT bắt buộc; PGNHS 103: thu BHXH, BHYT bắt buộc; PGNHS 105: trả thẻ BHYT, sổ BHXH theo phiếu yêu cầu; PGNHS 106: ngưng tham gia BHXH; PGNHS 107: hoàn trả tiền bảo hiểm đóng thừa; PGNHS 108: điều chỉnh số sổ BHXH do đơn vị cung cấp sai hoặc điều chỉnh số sổ tạm về số sổ chính thức; PGNHS 109: tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; PGNHS 201: đăng ký BHXH tự nguyện; PGNHS 111: cấp KPCSSKBĐ cho các đơn vị; PGNHS 113: truy thu BHXH, BHYT bắt buộc; PGNHS 112: hoàn trả tiền bảo hiểm đóng trùng cho người lao động.