Chúng ta thường biết rằng khoai lang trồng dưới đất. Thế nhưng, tại khu vườn này, tất cả khoai lang đều 'lủng lẳng' trong không khí. Trên thực tế, tại vùng đất huyền diệu này, dù trồng treo trong không khí nhưng khoai lang dài ngọt không kém gì phương pháp bình thường.
Những củ khoai lang mọc lủng lẳng trên giàn
Phần củ sẽ phát triển trong bầu dinh dưỡng
Phương pháp này chính là trồng khoai lang thủy canh. Người ta tận dụng khoảng không gian trước nhà làm giàn để trồng khoai lang. Chiều cao của giàn có thể cao 3,5 – 4 m. Các chậu trồng có chứa chất dinh dưỡng và các hom khoai lang. Hom khoai lang được đặt vào chậu nước treo lơ lửng trên giàn có chứa các thành phần vi sinh, dinh dưỡng đảm bảo cho cây phát triển. Phần thân và ngọn cây được đưa lên giàn giống như bầu và mướp.
Khi cây trưởng thành, dây khoai lang và củ phát triển bình thường như khi trồng trên đất. Đến thời gian thu hoạch, người nông dân sẽ hạ chậu xuống và cắt lấy củ. Rễ tiếp tục được ươm vào chậu trong môi trường dung dịch mới. Mỗi chậu khoai lang có thể thu hoạch củ trong 3-5 năm.
Đến kì thu hoạch, người nông dân sẽ tháo lớp chậu bên ngoài, làm lộ ra cả búi khoai bên trong
Dù trồng trên cao nhưng được cung cấp đủ dưỡng chất, khoai lang 'không khí' vẫn to mập, ngon ngọt không kém
Việc canh tác không cần đất là phương pháp rất phù hợp với mô hình nông nghiệp đô thị. Ngoài ra, phương pháp này còn có lợi cho du lịch nông nghiệp. Các vùng đất trồng nghèo dinh dưỡng như núi, đảo,...hoàn toàn có thể tự trồng để tô điểm ban công, lấy lương thực bổ sung, và bóng mát.