Tiêu dùng
02/04/2017 21:45

“Bánh xèo kỷ lục” kêu cứu: Cuộc chiến chống hàng nhái vẫn đầy cam go!

Từng phá kỷ lục Việt Nam và lập kỷ lục thế giới về “Chiếc bánh xèo lớn nhất” với đường kính 1,9 m; nặng 10 kg; bột bánh xèo Hương Xưa của thương hiệu bột trộn sẵn MIKKO đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy của các gia đình Việt nhiều năm qua

Thế nhưng hơn 2 tháng qua, bột bánh xèo Hương Xưa phải “dở khóc dở cười” khi bị một thương hiệu bột khác ngang nhiên xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, gây ngộ nhận, nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Nhập nhằng nhãn hiệu

Trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng, đại diện Công ty Liên doanh Bột quốc tế (Intermix) phản ánh thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện hàng nhái dòng sản phẩm bán chạy nhất của công ty. Cụ thể, dòng sản phẩm “Bột bánh xèo Hương Xưa” thương hiệu MIKKO của Intermix bị Công ty Liên doanh Bột Sài Gòn (Vinamix) nhái thành “bột bánh xèo Hương Quê” với mẫu mã bao bì sao chép giống hệt từ màu sắc đến kiểu chữ. Thậm chí logo Intermix hình vòng cung đỏ cũng bị nhái nguyên xi; chỉ thay chữ “Intermix” thành “Vinamix”!

Song song đó, dòng “Bột mì đa dụng (bột mì số 8)” của Công ty Bột mì Đại Phong - công ty góp vốn của Intermix với nhãn hiệu trái táo cũng bị Công ty Bột mì Đại Nam - công ty góp vốn của Vinamix nhái y hệt mẫu mã bao bì, tung ra bán khắp thị trường miền Tây và TP HCM. Điều này khiến Intermix và Công ty Bột mì Đại Phong sụt giảm doanh số, thiệt hại kinh tế nghiêm trọng...

Cơ quan chức năng vào cuộc

Trao đổi với giới truyền thông về vụ việc trên, ông Phạm Tứ Phương, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, cho biết sau khi nhận đơn của Công ty Bột mì Đại Phong và Intermix, sở đã lấy mẫu gửi ra Bộ Khoa học - Công nghệ để giám định tổng thể 2 sản phẩm từ bao bì, màu sắc, hình ảnh, thương hiệu... Tại buổi làm việc giữa Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long với Vinamix, công ty này đã thừa nhận sai phạm, hứa sẽ thay đổi bao bì không in “nhãn hiệu và hình” bị kiện, đồng thời sẽ thu hồi sản phẩm sai phạm. Hiện sở đang chờ kết luận từ Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (SHTT); đồng thời tiến hành thành lập lực lượng liên ngành để kiểm tra Vinamix đã khắc phục, thu hồi sản phẩm đến đâu.

Được biết, ngày 22-3-2017, đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban Chỉ đạo 389 (Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) tỉnh Vĩnh Long cũng đã làm việc với Công ty Liên doanh Bột Sài Gòn - Vinamix và Công ty Đại Nam (cùng địa chỉ tại số 84B Đinh Tiên Hoàng, tổ 8, khóm 4, TP Vĩnh Long). Tại buổi làm việc, đại diện Vinamix thừa nhận có sản xuất sản phẩm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Intermix và Đại Phong. Vinamix đã tung ra thị trường 40 tấn bột bánh xèo Hương Quê và 80 tấn bột mì trái lê. Vinamix cho biết cần từ 60-90 ngày để thu hồi toàn bộ sản phẩm xâm phạm quyền đối với Intermix; đồng thời sẽ gửi thông báo đến các đại lý về hàng hóa có nhãn xâm phạm trước đây. Trong quá trình kiểm tra, dù không phát hiện các loại hàng hóa xâm phạm quyền theo kết luận giám định nhưng phía Vinamix thừa nhận có sai phạm, vì vậy đoàn kiểm tra vẫn nhắc nhở: Các loại hàng hóa đã đổi bao bì mới nếu có kết luận là xâm phạm, đoàn kiểm tra sẽ xử lý theo quy định. Đoàn cũng ghi nhận thỏa thuận giữa 2 bên, còn việc xử lý hàng hóa xâm phạm quyền khi nào có kết luận giám định và đủ cơ sở xử lý, đoàn sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật!

Ban Chỉ đạo 389 Vĩnh Long kiểm tra Công ty Vinamix vào ngày 21-3 Ảnh: THANH HẢI
Ban Chỉ đạo 389 Vĩnh Long kiểm tra Công ty Vinamix vào ngày 21-3 Ảnh: THANH HẢI

Trước đó, ngày 21-3, đoàn kiểm tra liên ngành (QLTT, công an...) tỉnh Vĩnh Long cũng đã tiến hành kiểm tra Công ty Liên doanh Bột Sài Gòn - Vinamix và Đại Nam. Đại diện Vinamix trình bày: trước đây công ty có sản xuất bột bánh xèo hiệu Hương Quê, bao bì mặt sau có chữ Vinamix và hình vòng cung đã xâm phạm quyền và nhãn hiệu đã được bảo hộ của Intermix; do đó, công ty đổi lại bao bì; cụ thể, mặt sau bao bì có chữ Vinamix và hình bông lúa là logo của công ty. Còn với sản phẩm bột mì có hình một trái táo thì Vinamix đã đổi thành hai trái lê!

Về phần mình, đại diện Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long cho biết sẽ mời 2 công ty Vinamix và Intermix lên làm việc. Vinamix sẽ cung cấp số liệu sản phẩm sai phạm đã đưa ra thị trường để có phương án thỏa thuận đền bù cho Intermix. Nếu hai bên không thỏa thuận được phương án bồi thường thì tiến hành thủ tục khởi kiện ra tòa.

Đến thời điểm này, cả Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long và Chi cục QLTT tỉnh Cà Mau đều đang đợi kết luận mẫu kiểm định thu được. Còn tại TP HCM, đại diện Chi cục QLTT cho biết vừa nhận được đơn phản ánh của Intermix và đã chỉ đạo các đội QLTT chuyên trách tìm hướng xử lý nếu các sản phẩm bày bán trên phạm vi TP HCM.

Riêng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đã gửi công văn về việc “Xử lý vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” tới Ban Chỉ đạo 389 một số tỉnh như Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà Mau, TP HCM... đề nghị xem xét, chỉ đạo lực lượng chức năng theo thẩm quyền nghiên cứu hồ sơ, nếu có dấu hiệu vi phạm thì lập kế hoạch kiểm tra và xử lý theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp chân chính cần được bảo vệ

Mặc dù cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc nhưng đại diện Intermix vẫn bức xúc: Mỗi ngày trôi qua, thiệt hại kinh tế từ việc sản phẩm bị làm nhái rất nặng nề. Công ty đã nhanh chóng gửi kết luận giám định của Viện Khoa học SHTT đến chi cục QLTT các tỉnh miền Tây và TP HCM. Dù có kết luận sai phạm từ Viện Khoa học SHTT nhưng nhiều tuần qua, sản phẩm bột bánh xèo Hương Quê vẫn bày bán tràn lan, sai phạm của Vinamix chưa được cơ quan thẩm quyền xử lý triệt để. Hơn nữa, với những công ty có đối tác nước ngoài, khi xảy ra vấn đề hàng nhái sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự việc này khiến đối tác nước ngoài phản ứng gay gắt, ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín, thị phần hàng chục năm chúng tôi xây dựng. Trong khi làm việc với cơ quan chức năng ngày 21 và 22-3, phía Vinamix hứa sẽ sớm thu hồi sản phẩm có bao bì xâm phạm quyền với Hương Xưa nhưng ngày 25-3, họ vẫn “hồn nhiên” đưa sản phẩm bột bánh xèo Hương Quê với bao bì nhái quảng cáo ồ ạt trên các báo tại TP HCM và khu vực ĐBSCL với tựa đề “Mang Hương Quê vào gian bếp Việt”!

Nói về hành vi này, một luật sư của Đoàn Luật sư TP HCM đặt vấn đề: Thực tế hiện nay, theo quy định, mức xử phạt cao nhất cho hành vi xâm phạm quyền SHTT, sản xuất hàng nhái chỉ là xử phạt hành chính, nên không loại trừ khả năng doanh nghiệp biết sai phạm nhưng vẫn cố tình vi phạm, vì mức xử phạt chưa đủ sức răn đe. Đã đến lúc nhà nước cần phải có chế tài chặt chẽ, triệt để nhằm hỗ trợ, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT tràn lan. Thiết nghĩ khi đại diện Công ty Liên doanh Bột Sài Gòn đã thừa nhận sai phạm thì về phía các cơ quan chức năng cũng buộc họ không cho sản phẩm xâm phạm quyền tiếp tục tung ra thị trường, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng. Về phía người tiêu dùng cũng nên thận trọng để lựa chọn đúng sản phẩm MIKKO nhiều năm uy tín trên thị trường.

Ngày 29-3, ông Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học SHTT thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ, đã có kết luận giám định sở hữu công nghiệp và kết luận: Dấu hiệu “Vinamix và hình” gắn trên bao gói sản phẩm bột bánh xèo của Công ty TNHH Liên doanh Bột Sài Gòn là yếu tố xâm phạm quyền (quy định tại điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu “Intermix và hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 61978 của Công ty Bột mì Đại Phong.

Ông Trần Hùng, Cục phó Cục QLTT kiêm Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, khẳng định sẽ theo dõi sát diễn biến vụ việc; đồng thời chờ báo cáo tổng hợp từ Ban Chỉ đạo 389 của các tỉnh. Ban Chỉ đạo 389 luôn đồng hành, ủng hộ, bảo vệ người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính; kiên quyết không để xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, lợi dụng kẽ hở pháp luật gây thiệt hại, khiến doanh nghiệp lao đao.

Việt Tuấn
Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Bảo hiểm 22:28

Công nghệ này giúp quy trình chi trả chỉ còn tính bằng phút nhờ rút ngắn thời gian đưa ra quyết định chi trả, mang lại trải nghiệm nhanh chóng cho khách hàng

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Sản xuất - Kinh doanh 17:00

Theo công bố của Anphabe ngày 19-11-2024, Công ty CP Sản xuất Nhựa Duy Tân đứng thứ 4 trong nhóm sản xuất/công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Doanh nghiệp 15:59

Công ty Nhiệt điện Cần Thơ vừa tổ chức buổi huấn luyện PCCC và CNCH cho đội cơ sở và đội chuyên ngành của Công ty.

Vietbank tiếp tục tri ân khách hàng với loạt ưu đãi khủng

Vietbank tiếp tục tri ân khách hàng với loạt ưu đãi khủng

Ngân hàng 15:12

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.

AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ

AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ

Doanh nghiệp 12:29

Tối 19-11-2024, theo công bố từ Anphabe, AEON Việt Nam được vinh danh Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành bán lẻ/ bán sỉ/ thương mại năm thứ 2 liên tiếp.

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh

Thị trường 12:28

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh gói “Triển khai chương trình tri ân các vị trí dịch vụ hỗ trợ năm 2024”

“Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” liên tục xướng tên Sun Group trong 5 năm liên tiếp

“Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” liên tục xướng tên Sun Group trong 5 năm liên tiếp

Sản xuất - Kinh doanh 11:19

Tại Lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024 do Anphabe tổ chức, Sun Group và các đơn vị thành viên tiếp tục được xướng tên ở các hạng mục.