Một số loại thực phẩm sau khi được hâm nóng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Bên cạnh việc giảm giá trị dinh dưỡng, các thực phẩm này dễ bị nhiễm vi khuẩn E coli hoặc Salmonella, chứa nhiều độc tố có hại cho sức khỏe. Dưới đây là những danh sách các loại thực phẩm không nên hâm nóng lại.
Nhiều thực phẩm hâm nóng lại sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ
1. Trứng
Trứng cần được tiêu thụ khi mới chế biến xong. Đặc biệt, bạn nên tránh hâm nóng lại trứng sau khi đã nấu chín.
Vi khuẩn có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 62 độ C, làm hỏng thực phẩm, khiến bạn bị bệnh. Trứng là một trong những thực phẩm không nên hâm nóng lại.
2. Dầu ăn
Bạn không nên sử dụng lại dầu đã dùng. Dầu đã được sử dụng để chiên xào thực phẩm đã mất ổn định cấu trúc của dầu và phá vỡ cấu trúc của dầu. Dầu ăn khi được đun nóng trên 190 độ C tích tụ một chất độc làm tăng nồng độ lipoprotein mật độ thấp – loại cholesterol xấu.
3. Khoai tây
Không phải tất cả các món ăn từ khoai tây đều gặp vấn đề khi hâm nóng lại, nó còn phụ thuộc vào cách bạn bảo quản. Khoai tây là môi trường lý tưởng cho sự tăng trưởng của vi khuẩn Clostridium botulinum – vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn bảo quản ở nhiệt độ phòng và không làm lạnh nhanh sẽ cho phép các vi khuẩn phát triển mạnh.
4. Cơm
Cơm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng hoặc tái sử dụng, do vi khuẩn có thể nhân lên nếu cơm không được bảo quản đúng cách hoặc lưu trữ quá lâu. Hâm nóng lại cơm làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
5. Thịt gà
Thịt gà là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các vi khuẩn E-coli và Salmonella gây ra các bệnh tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
6. Súp lơ, củ cải đường và rau cần tây
Nitrat trong những loại rau này dưới tác động của vi khuẩn chuyển thành nitrit. Ăn nhiều thực phẩm chứa nitrit làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, súp lơ, củ cải đường, rau cần tây không nên hâm nóng lại.