Thị trường
07/05/2020 11:05

Vải thiều Trung Quốc thắng lớn, lo thế mạnh 6.000 tỉ của Việt Nam gặp khó

Xuất khẩu vải thiều Việt Nam có thể gặp khó trong bối cảnh Trung Quốc cũng được mùa lớn, thời gian thu hoạch giữa hai nước lại gần nhau. Chưa kể, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Gặp khó từ thị trường 1,4 tỉ dân

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), vải thiều Trung Quốc bắt đầu cho thu hoạch từ cuối tháng 4, kết thúc vào cuối tháng 8.

Điều đáng lo lắng, năm nay khoảng 70% lượng vải tươi chính vụ được thu hái từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với mùa vải thiều Việt Nam. Chưa kể, nhờ thời tiết thuận lợi nên sản lượng vải thiều Trung Quốc dự báo sẽ ổn định trở lại, nguồn cung tăng.

Theo số liệu của Hiệp hội Vải thiều Quảng Đông, 99% vải tươi Trung Quốc bán trong nội địa, chỉ khoảng 1% là xuất khẩu. Trong đó, 65% được xuất khẩu từ Quảng Đông, 30% từ Hải Nam.

Ngoài ra, nửa đầu 4/2020, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh đối với lái xe từ Việt Nam sang giao nhận hàng hóa. Trung Quốc cũng điều chỉnh thời gian thông quan đối với hoạt động trao đổi cư dân biên giới, khiến nhiều xe hàng bị ách tắc tại cửa khẩu, trong đó chủ yếu là trái cây và nông sản.

Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường 1,4 tỉ dân này.

Vải thiều Trung Quốc thắng lớn, lo thế mạnh 6.000 tỉ của Việt Nam gặp khó - Ảnh 1.

Vải thiều Việt Nam có thể gặp khó khi xuất khẩu do dịch Covid-19

Cuối tháng 4, khi đi kiểm tra tình hình sản xuất tại thủ phủ vải thiều Bắc Giang, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, vụ vải năm nay sẽ chịu tác động bởi hai yếu tố: diễn biến thời tiết bất thuận có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị; dịch Covid-19 sẽ gây gián đoạn thị trường xuất khẩu.

Trên thực tế, không riêng thị trường truyền thống Trung Quốc gặp khó. Mới đây, trong văn bản Bộ Công Thương gửi hai Sở Công Thương Hải Dương và Bắc Giang êu rõ, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) thông báo không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng dịch bệnh.

Do vậy, "cửa" xuất khẩu vải tươi Việt Nam sang thị trường Nhật Bản gần như đã đóng trong vụ thu hoạch vải năm nay.

Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngoài thị trường Trung Quốc , những năm gần đây, quả vải thiều Việt Nam có mặt tại nhiều thị trường như Lào, Campuchia, Thái Lan,... đồng thời, cũng chen chân vào được các thị trường khó tính khác như Mỹ, EU, Úc và Nhật Bản.

Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu được hơn 100.000 tấn vải thiều tươi. Đáng chú ý, lượng vải thiều xuất sang những thị trường khó tính ngày càng tăng mạnh.

Tính kế tiêu thụ 200.000 tấn vải thiều

Theo Sở NN-PTNT Hải Dương, diện tích vải toàn tỉnh năm nay đạt khoảng 9.750ha. Tổng sản lượng quả dự kiến 45.000 tấn, cao hơn 20.000 tấn so với niên vụ 2019. Thời gian thu hoạch trà vải dự kiến sớm, bắt đầu từ 10-30/5. Riêng vải thiều chính vụ sẽ thu hái từ 1/6-20/6.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết, nhiều doanh nghiệp đã về các vùng vải thiều của tỉnh để đăng ký bao tiêu loại trái cây đặc sản này. Song, tỉnh cũng lo ngại tiêu thụ vải năm nay sẽ gặp khó, nhất là với thị trường Trung Quốc. Trong khi, đây là thị trường truyền thống và lớn nhất, tiêu thụ khoảng 40% sản lượng vải của Hải Dương.

Do đó, lãnh đạo tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT làm việc với phía Trung Quốc để tạo điều kiện xuất khẩu quả vải. Đặc biệt, các yêu cầu về bao bì, đóng gói, tem nhãn,... cần được thông báo sớm ngay từ tháng 4/2020 để các cơ sở thu mua, đóng gói chuẩn bị. Hải Dương cũng mong được Bộ NN-PTNT hỗ trợ trong việc xuất khẩu vải đi Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản trong thời gian tới.

Với Bắc Giang, năm nay tỉnh có trên 28.000ha vải thiều. Sản lượng quả ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trà vải sớm cho thu hoạch từ 20/5 đến 5/6, vải thiều chính vụ thu hái từ 10/6.

Để vụ vải "được mùa được cả giá" cho doanh thu tới 6.300 tỷ như năm 2019, theo ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, địa phương này đang nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối, thu mua vải thiều.

Vải thiều Trung Quốc thắng lớn, lo thế mạnh 6.000 tỉ của Việt Nam gặp khó - Ảnh 2.

Vụ thu hoạch cận kề, các địa phương, bộ ngành bàn cách tiêu thụ hơn 200.000 tấn vải thiều

Tỉnh chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải thiều. Kịch bản thuận lợi nhất là vẫn xuất khẩu sang thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai, khó khăn hơn nhưng vẫn xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba, khó khăn nhất là không xuất đi được. Bắc Giang đã khởi động cả 3 kịch bản trên, trong mọi tình huống đều chủ động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

"Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cần đặc biệt coi trọng thị trường nội địa đầy tiềm năng với 100 triệu dân. Khai thác tốt thị trường nội địa thì Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra cho vải thiều", ông Thái nhận định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Khoảng 3 tuần nữa là thời điểm thu hoạch rộ vải thiều, cần chăm sóc tốt để vải đảm bảo chất lượng".

Bộ NN-PTNT đã chủ động làm việc với các tỉnh, thành về việc tiêu thụ nông sản, đặc biệt với Bắc Giang - địa phương chiếm đến 50% tổng sản lượng vải cả nước - để xây dựng những nhóm giải pháp tích cực, chủ động nhất, phấn đấu năm nay tiếp tục là một năm vải được mùa, được giá.

Theo T.An (Vietnamnet)
CaraWorld Caree Day 2024  Cơ hôi cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

CaraWorld Caree Day 2024 Cơ hôi cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

Doanh nghiệp 13:30

CaraWorld mở đợt tuyển dụng lớn nhất năm, tìm kiếm hàng nghìn nhân tài tiếp theo của ngành bất động sản.

Home Credit chung tay xây trường mới cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa

Home Credit chung tay xây trường mới cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa

Hoạt động cộng đồng 07:59

Home Credit vừa công bố khoản đóng góp bổ sung 200 triệu đồng cho chương trình “Chuyến xe Home Love” nhằm xây mới trường học tại huyện Quế Phong, Nghệ An.

Eximbank "chắp cánh" HOZO 2024 vươn tầm quốc tế

Eximbank "chắp cánh" HOZO 2024 vươn tầm quốc tế

Ngân hàng 13:57

Eximbank khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ sự kiện văn hóa, giải trí nội địa mang tầm quốc tế với vai trò nhà đồng hành của HOZO 2024

Các thương hiệu kem nổi tiếng Nhật Bản sắp ra mắt tại Việt Nam

Các thương hiệu kem nổi tiếng Nhật Bản sắp ra mắt tại Việt Nam

Doanh nghiệp 13:56

Các thương hiệu kem nổi tiếng của Tập đoàn Morinaga Milk (Nhật Bản) sẽ có mặt tại các cửa hàng thuộc Tập đoàn Aeon Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh từ đầu tháng 11.

Cá nhân hóa góc làm việc với bàn phím Logitech POP Icon Keys

Cá nhân hóa góc làm việc với bàn phím Logitech POP Icon Keys

Tiêu dùng 10:49

Với thiết kế sáng tạo và nhiều tính năng thông minh, Logitech POP Icon Keys giúp người dùng tối ưu năng suất và cá nhân hóa không gian làm việc.

Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Tiêu dùng 10:48

Từ ngày 11-10-2024, sinh viên, người lao động thuê nhà tại các tỉnh, thành phố phía Nam được áp giá điện như thế nào?

VPBank mang nhiều trải nghiệm đẳng cấp đến khách hàng cao cấp

VPBank mang nhiều trải nghiệm đẳng cấp đến khách hàng cao cấp

Ngân hàng 10:48

Đằng sau những bộn bề lo toan về công việc, tài chính, những cuộc họp, các nữ tướng cũng cần không gian để thư giãn và tái tạo năng lượng cho chính mình.