240.000 đồng một quả vải thiều Nhật Bản
Một trang trại ở thị trấn Shintomi, tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) bán 9.000 Yên cho một hộp đựng 8 quả vải thiều loại hảo hạng (gần 240.000 đồng/quả).
Vải thiều Shintomi có giá gần 240.000 đồng/quả.
Loại vải thiều Shintomi có màu đỏ rất bắt mắt, mùi thơm và cùi rất dày, đem lại ấn tượng mạnh cho những người chưa bao giờ được thưởng thức. Vải thiều này được giới thượng lưu Nhật Bản và các nhà hàng nổi tiếng rất ưa chuộng.
Ông Mori Tetsuya, chủ trang trại vải Shintomi, cho biết: "Lượng đường của vải nói chung trên 15 độ, có loại trên 18 độ. Chất lượng vải còn nằm ở sự hài hoà giữa vị ngọt và vị chua. Điểm thứ hai là độ dày của cùi. Độ dày của cùi vải phải đủ để quấn được hai vòng quanh quả bóng Golf 50g. Một điểm lớn nữa là mùi hương. Vải càng lớn, càng chín thì mùi hương càng cuốn hút. Chúng sẽ 'toả sáng' khi chúng ta bóc vỏ và thưởng thức".
Ông cũng chia sẻ thời gian đầu của quá trình trồng vải rất khó khăn, do không có ai hướng dẫn nên đã thất bại rất nhiều lần, trước khi gây dựng được khu vườn lớn như hiện tại.
Vải thiều là loại quả thích hợp trồng tại các nước có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, khí hậu tại Nhật Bản lại khá phức tạp và không phù hợp với loại trái cây này, vì mùa hè ngắn, mùa đông kéo dài và nhiều tuyết rơi.
Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang vào chính vụ với giá tại vườn 30.000-40.000 đồng/kg. (Ảnh: Hà Thu).
Cũng vì lí do này mà sản lượng vải của Nhật Bản rất thấp, chỉ đủ một phần nhỏ nhu cầu. Điều này giải thích tại sao vải thiều của Nhật có giá "trên trời", lên đến 240.000 đồng một quả.
Cô Arai Hitomi, đầu bếp tại một nhà hàng Nhật Bản, cho biết: "Vải rất đẹp và thơm. Khi chế biến, đưa dao vào cắt thớ cùi, bạn có thể thấy nó mọng nước như thế nào. Lớp cùi vải trắng mọng trông rất bắt mắt. Từng chi tiết tạo nên quả vải đều rất tuyệt vời và tinh tế."
Người này cũng cho biết với những món ăn dùng nguyên liệu vải, nhà hàng của cô chỉ tin dùng vải thiều Shintomi.1,9 triệu đồng cho 8 quả vải là mức giá mà bất cứ nông dân trồng vải Việt Nam nào cũng mơ ước. Vải Việt Nam đang vào chính vụ. Hiện giá bán ở các chợ khoảng 60.000-70.000 đồng/kg. Mức giá này thực tế đã cải thiện rất nhiều so với vài năm trước đây, chỉ vài nghìn đồng/kg.
Tại sao trái cây Nhật lại có giá đắt đỏ?
Cùng là quả vải thiều, ở Việt Nam, trái cây này được người dân gói thành chùm với trọng lượng vài ba cân, trong đó họ "tranh thủ" xen quả xấu, quả sâu, quả xanh, lẫn giữa quả chín. Trong khi ở Nhật, vải thiều được đóng vào hộp với mẫu mã sang trọng, chất lượng quả đồng đều. Từ đó có thể giải thích được tại sao hoa quả Việt bán với giá rẻ, còn sang Nhật giá lại cao đến vậy.
Vải thiều Lục Ngạn đang được áp dụng quy chuẩn do bộ NN-PTNT cấp. (Ảnh: Hà Thu).
Tại Nhật Bản, là hầu hết các loại hoa quả của nước này, dù bán ở chợ hay trong siêu thị đều được sơ chế đóng gói rất đẹp mắt, tem mác rõ ràng. Trong khi đó, hoa quả Việt Nam bán đổ đống ngoài chợ, không bao bì, không nhãn mác.
Các doanh nghiệp trực tiếp thu mua hoa quả để xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, mang về cũng thường sơ chế, qua nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật của các thị trường. Khi sang tới các nước, foanh nghiệp ở Mỹ, Nhật mới sơ chế, đóng gói lại và bán với giá cao ngất ngưởng.