Thị trường
10/05/2022 15:51

Tuổi già là một món quà, không phải gánh nặng của con cái

Mình từng đọc nhận xét của Paul Giran (công chức trong chính quyền cai trị thuộc địa Đông Dương) về “Tâm lý người An Nam”: “Những cảm nghĩ của con cái đối với cha mẹ chỉ là lòng hiếu thảo”.

Thoạt đầu, nhận xét này có thể khiến người đọc cảm thấy khó chịu vì sao một đức tính quý báu như thế lại được mô tả bằng kiểu giọng điệu chê trách, lên án; nhưng nếu nhìn vấn đề bằng góc nhìn của khoa học giáo dục và sự tự nguyện của chủ thể tâm lý, hẳn nhiên là có đáng lo.

Người Việt không xa lạ với câu nói "con cái là của để dành". Quan điểm nào cũng tồn tại nhiều ý nghĩa từ các góc nhìn khác nhau, vấn đề này cũng vậy. Ở góc nhìn tích cực, nhắc nhở về tính nhân – quả và vai trò của cha mẹ, người ta hiểu rằng phụ huynh phải rất nỗ lực phát huy vai trò của mình để thiết lập các điều kiện cho đứa trẻ được trải nghiệm độc lập và hình thành các năng lực để tham gia vào đời sống xã hội, để tự chịu trách nhiệm về bản thân, "của để dành" của cha mẹ lúc này là một người bạn, một người thân hạnh phúc cùng nhau ở tuổi già. Nhưng, ở một cách tiếp cận khác, phụ huynh đã dốc rất nhiều vật chất cho con thụ hưởng khi còn trẻ và kèm theo lời răn song song: "Khi cha mẹ già con phải nuôi cha mẹ!". Các vấn đề tâm lý vốn tồn tại cùng nhau một cách thống nhất, vậy nên, khi cha mẹ đặt con cái vào tình thế không có sự lựa chọn, cho con biết về vai trò làm con là sự gánh vác theo nguyện vọng cha mẹ, thì theo đó, sự dân chủ trong giáo dục gia đình hầu như là điều rất khó bắt gặp. Kết quả của việc này là "lòng hiếu thảo" trở thành gánh nặng trong nhận thức của con cái; cha mẹ bị thao túng cuộc sống khi về già khi phải nơm nớp nỗi lo: "Con cái có nuôi mình không?!". Và câu nói "con cái là của để dành" trong trường hợp này, của cải chỉ hoàn toàn là nghĩa đen.

Tuổi già là một món quà, không phải gánh nặng của con cái - Ảnh 1.

Con cái có hiếu thuận hay không, điều đó thuộc về tương lai, dù điều này có thể ước đoán dựa trên các tác động giáo dục hiện tại. Nhưng việc chúng ta già đi là một diễn tiến mang tính quy luật. Vậy, vì sao chúng ta không chủ động lên kế hoạch cho một điều "đương nhiên xảy ra" mà lại kì vọng thấp thỏm vào sự quyết định của người khác? Trả lời cho câu hỏi này, cần phải đào xới nhiều khía cạnh thuộc về đặc điểm dân tộc, nền tảng văn hóa, truyền thống đạo đức, trách nhiệm xã hội… Tuy nhiên, ở góc nhìn của mình, tôi chỉ mong muốn được nhìn thấy xung quanh mình những người già hạnh phúc – sự hạnh phúc đúng nghĩa được tạo dựng trên nội tại của chính họ, không phải thứ hạnh phúc mang tính phụ thuộc "con đàn cháu đống, dâu thảo rể hiền, được vấn an đều đặn mỗi sớm hôm"!

Sự tự do khi về già, không phải đợi đến khi tôi lên tiếng thì họ mới băn khoăn. Thế nhưng, sự cân đo đong đếm tại thời điểm muộn màng khiến câu chuyện trở thành bi kịch, day dứt. Thực tế, ngay khi chớm trung niên, con người đã có những ước định cho cuộc sống của mình khi về già. Các hình dung về việc: sống nơi nào, sẽ đi đâu, tận hưởng điều gì… đều được bày biện trong tâm trí, bộc lộ qua từng câu chuyện phiếm với nhau. Sau đó là… thôi! Sự trì hoãn được hợp thức hóa bằng cái chậc lưỡi: "Chưa già mà", "lo cho con đã", "dồn tiền mua cái này cho gia đình", "tập trung tiền cho con được hưởng thụ cái kia"… và dự án tuổi già vì thế trở thành dự án treo. Theo các số liệu gần đây, sự thụ hưởng đời sống khi về già chưa phải là ở con số cao, điều đáng nói là "trong khi có 85% người Việt Nam mong muốn được hoàn toàn chủ động trong việc tự chu cấp cho bản thân, chỉ có 40% trong số đó đang lên kế hoạch và thực hiện theo hướng này".

Chúng ta cần chuẩn bị cho "sinh – lão – bệnh – tử" bằng tất cả sự chủ động của mình. Điều này, thực sự là vấn đề cần quan tâm khi Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới khi tỉ lệ và số lượng người già trên 60 tuổi của Việt Nam dự kiến đạt 29,8 triệu người, chiếm 27,2% tổng dân số cả nước vào năm 2050. Song song đó, không quá khó bắt gặp ở thực trạng những vụ kiện tụng giữa cha mẹ và con cái trong việc tranh giành tài sản vì "cha mẹ già thì phải để lại tài sản cho con"; không quá hiếm những trường hợp cha mẹ về già phải "nhìn sắc mặt" con để sống. Và chính những phụ huynh này, thời trẻ trai đã luôn dốc lòng "lo hết cho con để khi mình về già nương tựa vào sự hiếu thuận của con". Bán hết đất đai lo cho con theo học một ngành nào đó, chuyển nhượng gần như trọn vẹn tài sản để con khởi nghiệp kinh doanh. Hạnh phúc khi về già, trở thành một sự ăn may, ban phát và trách móc nhau bằng đạo lý ép uổng.

Tuổi già là một món quà, không phải gánh nặng của con cái - Ảnh 2.

Cuộc sống tuổi già cần sự an nhàn vì cơ thể kiệt cùng sức lực, cần sự thảnh thơi vì đã lo nghĩ quá nhiều, cần sự chăm sóc chuyên nghiệp chủ động vì quy luật lão hóa, cần sự tự tại vì đã đi qua quá nhiều dâu bể đường trần. Tất cả những điều này, không thể tự dưng mà có. Các vấn đề thuộc về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tài chính ở thời điểm tuổi già đã tới, là một câu chuyện dài hơi cần được khởi động ngay từ khi chúng ta còn đang trẻ. Sẽ có nhiều lí do để chúng ta trì hoãn với dự án "tự do tuổi 50" như "trách nhiệm gia đình", "tài chính chưa ổn định", nhưng lí do được nêu ra để tìm cách khắc phục chứ không nên trở thành "lệnh bài miễn chiến". Vì chúng ta có thể đủ lí do để trì hoãn, nhưng tuổi già không vì bất cứ lí do nào mà không diễn ra!

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" nên sự thu xếp chủ động cho một cuộc sống tuổi 50 không có công thức chung cho tất cả mọi người. Nhưng hạnh phúc thì lại có một nguyên lý: "Độc lập – tự do – hạnh phúc". Khi còn phải lo âu "con cái có lo cho mình không" thì dẫu con cái có đang hiếu thuận đi nữa sự an lòng cũng khó hình thành.

Hạnh phúc bền vững phải được đặt trên sự tự chủ và phải do chính chủ thể tâm lý kiến tạo. Hạnh phúc tự do của tuổi già cũng vậy mà thôi!

Tiến sĩ Tô Nhi A
Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Dinh dưỡng – Sức khỏe 14:45

Trở thành nhà tài trợ chính thức của các Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam từ năm 2021, Herbalife luôn đồng hành cùng các cầu thủ trên sân cỏ.

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Doanh nghiệp 14:00

Ngày 19-11, Unilever Việt Nam trở lại đường đua và dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Văn hóa – Giải trí 10:00

Dù lĩnh vực theo đuổi khác nhau, nhưng creator (nhà sáng tạo) ứng viên của TikTok Awards Việt Nam 2024 đã truyền tải được nguồn năng lượng tích cực

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Văn hóa – Giải trí 22:38

Imagine Dragons tạo cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, xác nhận Việt Nam là điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sản xuất - Kinh doanh 19:37

PNJ ghi nhận kết quả kinh doanh lũy kế 10 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 32.371 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỉ đồng.

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng 17:36

Dịp cuối năm, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Dự án mới 17:36

Vai trò lực đẩy của những tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.