Thị trường
18/07/2018 12:11

Tỉ phú Thái sẽ "lột xác" sá xị Chương Dương?

Tỉ phú Thái thay nhân sự cấp cao, thay đổi mô hình và loại bỏ hàng loạt ngành kinh doanh của Sabeco.

Từng một thời nắm giữ vị thế hàng đầu trong ngành nước giải khát có gas với thương hiệu sá xị Chương Dương , đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các ông lớn Coca-Cola hay Pepsi nhưng giờ đây Chương Dương đang hụt hơi trong cuộc đua với các đối thủ. Các khoản lỗ đã xuất hiện sau hơn 10 năm niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tỉ phú người Thái gốc Hoa Charoen Sirivadhanabhakdi, người đã chi gần 5 tỉ USD thâu tóm Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), đang được xem là ông chủ mới tại Chương Dương, bởi Sabeco đang nắm giữ đến 62% vốn điều lệ tại đây. Chính vì vậy các nhà đầu tư đang kỳ vọng dưới quyền ông chủ mới, Chương Dương sẽ có một cuộc lột xác.

Thăng trầm Chương Dương

Năm 2017, Chương Dương trải qua một năm kinh doanh đầy khó khăn khi lần đầu tiên đối diện khoản lỗ gần 3 tỉ đồng. Chưa kể một loạt chỉ số khác cho thấy một thương hiệu đi vào lòng người Việt đang bắt đầu xuống dốc khi sản lượng tiêu thụ giảm hơn 6 triệu lít, doanh thu cũng giảm đi gần 100 tỉ đồng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, báo cáo tài chính mới nhất cho thấy tính đến quý I-2018, Chương Dương tiếp tục lỗ hơn 400 triệu đồng.

Trong một thống kê của hãng nghiên cứu thị trường BMI, thị trường nước giải khát của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7%-12%. Điều này cho thấy mức độ tăng trưởng khá cao và đầy tiềm năng của ngành này. Nhưng doanh thu của Chương Dương hầu như không thay đổi trong nhiều năm, bình quân chỉ đạt 300-400 tỉ đồng.

Ông Võ Văn Thọ, Tổng Giám đốc Chương Dương, thừa nhận sức ép với công ty do nguồn ngân sách tiếp thị hạn chế và cũng chưa có chiến lược phát triển thương hiệu. Điều này dẫn đến việc bán hàng không đáp ứng kỳ vọng lợi nhuận của nhà phân phối nên không thể khuyến khích họ làm thị trường, tăng độ bao phủ.

Tỉ phú Thái sẽ lột xác sá xị Chương Dương? - Ảnh 1.

Chương Dương đang chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ đi trước như Pepsi , Coca-Cola , URC... và tỉ phú Thái gốc Hoa Charoen Sirivadhanabhakdi (ảnh nhỏ). Ảnh: TL

“Hệ thống phân phối của Chương Dương cũng chỉ tập trung vào thị trường TP HCM, phụ thuộc vào một số nhà phân phối lớn khiến bị họ ràng buộc nhiều điều kiện như cho gửi hàng tại kho công ty, hỗ trợ giao hàng” - ông Thọ giãi bày.

Ông Thọ cũng nhìn nhận công ty chưa có chiến lược rõ ràng về thương hiệu sản phẩm khiến thị trường chỉ biết đến chính yếu mỗi sản phẩm sá xị. Thế nên mặc dù Chương Dương có những thay đổi về sản phẩm, tung ra nhiều loại sản phẩm không có gas và sản phẩm dinh dưỡng, phù hợp với xu hướng mới về đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.

Ông Lê Phụng Hào, Chủ tịch Hiệp hội Marketing Việt Nam, cho biết trong cuộc chơi này các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có nhiều lợi thế về quy mô sản xuất, nguồn lực đầu tư và khả năng làm thị trường hơn công ty nội địa.

Còn theo TS Đinh Thế Hiển, sự hụt hơi của Chương Dương không có gì lạ khi không theo kịp thị hiếu của khách hàng. Thị trường cạnh tranh gay gắt với ưu thế thuộc về các đối thủ có tiềm lực về vốn, có khả năng đánh bao phủ hệ thống phân phối, liên tục tung ra nhiều chương trình tiếp thị hấp dẫn.

Sau Sabeco sẽ ra tay với Chương Dương?

Sau khi chi gần 5 tỉ USD mua cổ phần chi phối Sabeco, tỉ phú người Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi từng bước thay đổi nhân sự, cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của doanh nghiệp này. Chưa dừng lại, Sabeco vừa tiếp tục bổ sung tài liệu lần hai cho đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 21-7 sắp tới, trong đó có nhiều nội dung đáng chú ý như thay đổi ngành nghề kinh doanh với một số ngành nghề sẽ bị loại bỏ.

Ví dụ, tỉ phú Thái Lan đề nghị điều chỉnh ngành nghề kinh doanh “mua bán lương thực, thực phẩm” thành “bán buôn thực phẩm”; loại bỏ ngành nghề kinh doanh quảng cáo, quảng cáo thương mại và điều hành du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành nội địa quốc tế…

Lý do được Sabeco đưa ra là do những ngành nghề đó không phải là ngành nghề kinh doanh chính của Sabeco và trên thực tế Sabeco chưa từng triển khai các hoạt động kinh doanh nêu trên nên việc loại bỏ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Trong khi đó, các ngành nghề này lại làm hạn chế tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài đề xuất thay đổi điều lệ hoạt động, vị tỉ phú cũng đề xuất thay đổi mô hình cơ cấu quản lý tại Sabeco. Cụ thể, đề xuất chuyển mô hình có ban kiểm soát sang mô hình có ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT thay cho ban kiểm soát. Với mô hình này Sabeco cho rằng việc giám sát, kiểm soát sẽ hiệu quả.

Bình luận về những động thái này, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Duy Tuân và một số chuyên gia khác cùng cho rằng không quá khó để thấy vị tỉ phú này sẽ thực hiện tại Chương Dương tương tự theo cách tại Sabeco. Hơn nữa, nhìn ở góc độ kinh doanh, tỉ phú người Thái hiện đứng đầu hai công ty gồm ThaiBev và F&N chuyên về lĩnh vực đồ uống, do đó sẽ hậu thuẫn rất tốt về kinh nghiệm thị trường, vốn, công nghệ để tiếp tục phát triển thương hiệu Chương Dương.

Bằng chứng đầu tiên từ vị tỉ phú Thái Lan là yêu cầu Chương Dương tạm hoãn đại hội cổ đông thường niên vào ngày 27-6 vốn đã được chốt lịch và dời đến ngày 19-7. Dự kiến tại kỳ đại hội này, Chương Dương sẽ bầu lại HĐQT nhiệm kỳ mới 2018-2023… Điều này cho thấy để “cứu” Chương Dương, tỉ phú Thái có thể sẽ bắt đầu bằng việc thay đổi nhân sự cấp cao.

Tỉ phú Thái "thay máu" nhân sự cấp cao


Sabeco vừa tiếp tục bổ sung tài liệu lần hai cho đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 21-7 tới đây. Tài liệu này trình cổ đông danh sách bảy ứng viên tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Trong đó có ba nhân sự là người nước ngoài bao gồm ông Koh Poh Tiong, ông Michael Chye Hin Fah và ông Pramoad Phornprapha.

Như vậy, ngoài ông Koh Poh Tiong hiện là chủ tịch HĐQT thì hai ông Micheal Chye Hin Fah (quốc tịch Singapore) và ông Pramoad Phornprapha (quốc tịch Thái Lan) đều là những cái tên mới mẻ.

Tờ trình cũng đưa ra danh sách ứng viên người Việt Nam tham gia làm thành viên HĐQT gồm: Bà Trần Kim Nga, ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Lương Thanh Hải và ông Nguyễn Tiến Vỵ.

Đáng chú ý trong danh sách ứng viên nói trên, ông Nguyễn Thành Nam, Tổng Giám đốc hiện tại của Sabeco, thành viên HĐQT, sẽ không còn được bầu giữ chức vụ này trong nhiệm kỳ 2018-2023. Ông Nam được Bộ Công Thương bổ nhiệm làm tổng giám đốc Sabeco, đại diện phần vốn nhà nước từ tháng 5-2017.

Theo Phương Minh (Pháp luật TP HCM)
Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Dinh dưỡng – Sức khỏe 14:45

Trở thành nhà tài trợ chính thức của các Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam từ năm 2021, Herbalife luôn đồng hành cùng các cầu thủ trên sân cỏ.

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Doanh nghiệp 14:00

Ngày 19-11, Unilever Việt Nam trở lại đường đua và dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Văn hóa – Giải trí 10:00

Dù lĩnh vực theo đuổi khác nhau, nhưng creator (nhà sáng tạo) ứng viên của TikTok Awards Việt Nam 2024 đã truyền tải được nguồn năng lượng tích cực

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Văn hóa – Giải trí 22:38

Imagine Dragons tạo cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, xác nhận Việt Nam là điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỉ

Sản xuất - Kinh doanh 19:37

PNJ ghi nhận kết quả kinh doanh lũy kế 10 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 32.371 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỉ đồng.

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng đồng hành doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm

Ngân hàng 17:36

Dịp cuối năm, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Bất động sản Đà Nẵng đang dần "lấy lại hào quang"

Dự án mới 17:36

Vai trò lực đẩy của những tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.