Khi lựa chọn một chiếc xe ô tô cho gia đình thường xuyên có nhu cầu đi du lịch hay dã ngoại, bạn cần quan tâm đến cảm giác của tất cả mọi vị trí người ngồi. Xe càng nhiều trang bị hay tiện nghi thì đương nhiên là càng phục vụ tốt hơn. Nhưng với nhu cầu của gia đình và số tiền hạn chế, bạn sẽ phải cân nhắc cái gì ưu tiên, cái gì không.
Dưới đây là những tiêu chí đầu bảng khi bạn quyết định lựa chọn một chiếc xe cho gia đình có nhu cầu du lịch hay dã ngoại nhiều:
1. Gầm cao hay gầm thấp?
Tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình, bạn có thể cần một chiếc xe 5 chỗ hay 7 chỗ. Tuy nhiên, khi đã có sở thích dã ngoại, tốt nhất hãy chọn một chiếc xe gầm cao. Một chiếc SUV hay Crossover sẽ đa năng hơn so với một chiếc sedan hay compact.
Với góc tiếp cận và góc thoát lớn hơn, khoảng sáng gầm xe cũng lớn hơn, không thể phủ nhận sự tiện lợi của các dòng xe SUV hay Crossover so với xe nhỏ hay sedan trong rất nhiều trường hợp như lên xuống phà, đường nhiều ổ gà ổ voi, lội nước… |
2. Xe một cầu có bị hạn chế?
Hai cầu dĩ nhiên tốt hơn một cầu khi chinh phục địa hình, nhưng điều đó không có nghĩa là xe một cầu không thể đáp ứng được nhu cầu của gia đình ham thích du lịch hay dã ngoại.
Với xe một cầu, bạn sẽ không thể liều lĩnh nghịch ngợm trên một bãi cát, khó có thể vượt qua một đoạn bùn lầy lội sâu cả gang tay và trươn trượt. Những tất cả các dạng địa hình thông thường khác, từ đường đồi núi, đèo dốc, đền đường thôn dã, tất cả đều nằm trong khả năng của xe một cầu.
Ngoài ra, ưu điểm của xe một cầu là bạn sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng hay sửa chữa. Hơn nữa, xe một cầu thường tiết kiệm nhiên liệu hơn so với bản hai cầu do nhẹ hơn và nội ma sát của hệ truyền động thấp hơn. Đơn cử như Ford Ranger 2.2L AT 4x4 tiêu thụ trung bình 7,6 lít/100km, nhưng Ranger 2.2L AT 4x2 chỉ tiêu tốn khoảng 6,8 lít/100km. |
3. Tiện nghi gì hữu ích nhất?
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, hãy chú ý đến yếu tố điều hòa đầu tiên. Một số xe không có cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau, nên để người ngồi sau thoải mái thì người ngồi trước có thể sẽ bị lạnh. Thứ hai là các vị trí hay hộc chứa đồ phải rộng và tiện lợi, để đựng nước và đồ ăn nhẹ thoải mái. Tiếp đó là hệ thống thông tin và giải trí, có thể có màn hình DVD tích hợp GPS, kết nối AUX và USB. Đỉnh cao về trang bị tiện nghi tiên tiến phải nói đến hệ thống SYNC trên các dòng xe Ford, giúp người ngồi trong xe có thể dùng khẩu lệnh để mở nhạc, tìm ca sỹ yêu thích, tìm điểm đến, thực hiện cuộc gọi…
Khi đã thỏa mãn các tiêu chí trên, bạn mới xét đến các tiện ích dành cho người lái hay tiện ích cao cấp khác như khởi động bằng nút bấm, ghế lái điều khiển điện nhiều hướng, cửa sổ trời… |
4. Trang bị an toàn nào quan trọng?
Nhiều mẫu xe hơi phổ thông ngày nay khi ra mắt đã được trang bị rất nhiều công nghệ an toàn tiên tiến. Nhiều nhà sản xuất cũng lấy tiêu chí an toàn làm thước đo thế mạnh để quảng bá sản phẩn của mình.
Các trang bị an toàn quan trọng nhất trên một chiếc xe ô tô phải kể đến là: (1) Nhóm trang bị an toàn cơ bản gồm ABS, phân phối và trợ lực phanh, giúp phanh hiệu quả và vẫn kiểm soát được hướng lái ngay cả khi phanh gấp; (2) Hệ thống túi khí giúp bảo vệ người trong xe khi có va chạm; (3) Hệ thống cân bằng điện tử giúp kiểm soát an toàn khi ôm cua; Và cuối cùng (4) mới đến các trang bị an toàn tiên tiến khác như hệ thống phanh tự động ở tốc độ thấp, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ đổ đèo, hệ thống kiểm soát hướng lực kéo… |
5. Xe nào leo dốc và chở nặng tốt?
Quyết định yếu tố này chính là sức mạnh động cơ, gồm công suất và sức kéo, trong đó sức kéo đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi vừa tải nặng vừa leo dốc.
Một chiếc xe máy xăng như Fortuner 2.7V có thể đạt sức kéo tối đa 240Nm ở dải vòng tua 4.000 vòng/phút, nhưng một chiếc xe máy dầu hiện đại như Ford Everest 2.2L diesel có thể đạt sức kéo tối đa 385Nm ngay từ vòng tua thấp ở mức 1.600 – 2.500 vòng/phút. Điều đó có nghĩa là cùng tải nặng như nhau, nhưng xe máy dầu sẽ leo dốc nhẹ nhàng hơn so với xe xăng.
6. Xe nào tiết kiệm nhiên liệu? |
Đơn cử như Ford Everest đời mới 7 chỗ trang bị động cơ 2.2L diesel công suất 160 mã lực và sức kéo 385Nm tiêu tốn khoảng 6,9 lít/100km địa hình hỗn hợp trên hành trình 5.000km "Một vòng Việt Nam" do hội ESCTeam của Otofun thực hiện. Tại thời giá hiện nay, mỗi ki-lô-mét đường chiếc xe này chỉ tiêu hao 1.000 đồng, thấp hơn cả Kia Morning (1km tốn khoảng 1.200 đồng tiền xăng) và chỉ bằng non nửa so với đối thủ Toyota Fortuner bản 2.7 máy xăng (1km tốn khoảng 2.200 đồng).
Giả sử mỗi ngày bạn chạy trung bình 50km, nghĩa là một tháng 1.500km và mỗi năm gần 20.000km, thì Ford Everest máy dầu chỉ tốn khoảng 20 triệu đồng tiền nhiên liệu, trong khi Fortuner máy xăng tốn khoảng 45 triệu đồng.
Một lần nữa, xe máy dầu lại chiến thắng về khoản tiết kiệm, nhưng động cơ xăng sẽ nổ êm hơn và không phải ai cũng quen với tiếng nổ đặc trưng của động cơ diesel. Tốt nhất bạn đến các showroom để yêu cầu lái thử và trực tiếp cảm nhận.