Thị trường
19/04/2018 15:27

Lập nghiệp ở tuổi 40, biến startup thành đế chế 100 tỉ USD trong 7 năm

Từng được gọi là "Steve Jobs của Trung Quốc", Lei Jun đã từ một kỹ sư lập trình trở thành ông chủ của công ty có doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm...

Từ một startup nhỏ ra đời năm 2010, Xiaomi đang chuẩn bị cho kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với định giá mục tiêu 100 tỉ USD trong vài tháng tới. Nếu thành công, nhà sáng lập công ty - Lei Jun có thể trở thành người giàu nhất Trung Quốc.

Kỹ sư lập trình máy tính Lei Jun đã xây dựng Xiaomi từ một startup trở thành công ty có 15.000 nhân viên và doanh thu 100 tỉ Nhân dân tệ (16 tỉ USD) chỉ sau 7 năm. Hiện ông vẫn là người giám sát trực tiếp các sản phẩm của nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới.

Lập nghiệp ở tuổi 40, biến startup thành đế chế 100 tỉ USD trong 7 năm - Ảnh 1.

Lei Jun - người sáng lập, chủ tịch của Xiaomi - Ảnh: Scmp.

"Tôi thành lập Xiaomi ở tuổi 40 và đã có trong đầu 90% mô hình kinh doanh trước khi bắt đầu", Lei nói. "Chúng tôi tạo ra mô hình bán các sản phẩm với lợi nhuận thấp hoặc bằng không, nhưng kiếm tiền từ các dịch vụ bổ sung".

Giá trị của Xiaomi đã tăng gần gấp đôi kể từ đợt gọi vốn gần nhất vào năm 2014 - khi đó công ty được định giá 45 tỉ USD. Theo trang tin tài chính Yicai Global, với việc sở hữu 77,8% cổ phần tại Xiaomi, Lei có thể trở thành người giàu nhất Trung Quốc, vượt qua ông chủ Tencent Ma Huateng - người sở hữu tài sản 45,3 tỉ USD và nhà sáng lập Aliababa Jack Ma với 39 tỉ USD.

Hiện tại Xiaomi có hơn 70 sản phẩm mang thương hiệu Mi, từ gối cổ, bút bi, cho tới máy lọc không khí, smartphone. Công ty này thậm chí còn muốn sản xuất ôtô ở Ấn Độ.

"Tôi gọi đây là bộ ba phối hợp của nền kinh tế mới. Ở đó, Xiaomi sản xuất sản phẩm và thiết bị, bán chúng qua các trang thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ trên Internet", Lei nói.

Chiến lược giá này đã mang lại thành công ở Ấn Độ, biến Xiaomi trở thành thương hiệu hàng đầu với 27% thị phần sau 3,5 năm gia nhập thị trường này, theo dữ liệu của Canalys.

"Các công ty Trung Quốc hiểu được rằng chiến lược giá rất quan trọng tại các thị trường mới nổi", Narayana Murth - người sáng lập hãng công nghệ lớn thứ 2 Ấn Độ Infosys - nói.

Lei thành lập Xiaomi vào năm 2010 cùng với 7 kỹ sư khác, bao gồm các cựu nhân viên của Google, Motorola và công ty phần mềm Kingsoft. Yunfeng Capital Management - quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân của ông chủ Alibaba - Jack Ma là một trong các nhà đầu tư của Xiaomi.

Lei được nhận xét là người quyết đoán và đặc biệt đam mê công nghệ. Sinh ra tại Hồ Bắc, Lei cho biết ông có niềm tin lớn rằng các nhà sản xuất Trung Quốc có thể thoát khỏi định kiến chuyên sản xuất hàng giá rẻ chất lượng kém.

Đưa niềm tin này vào thực tế, Xiaomi bắt đầu sản xuất smartphone sở hữu những tính năng tương tự như của các thương hiệu hàng đầu nhưng bán với giá rẻ hơn một nửa.

Ba năm sau khi ra mắt phiên bản smartphone đầu tiên, Lei chiêu mộ chuyên gia sản phẩm Android của Google - Hugo Barra về làm phó chủ tịch phụ trách hoạt động quốc tế. Wang Xiang - cựu chủ tịch của Qualcomm ở Trung Quốc đại lục cũng bị Lei thuyết phục rời công ty này để gia nhập Xiaomi vào năm 2015.

Sau khi doanh thu của Xiaomi bắt đầu tăng trưởng mạnh, Lei bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới với việc mở thêm Shunwei Capital - đầu tư vào khoảng 450 công ty tại Trung Quốc và quốc tế. Ấn Độ được xem là nền tảng để Xiaomi tiến ra thế giới với kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào 100 startup ở nước này trong 5 năm tới.

"Lei có tầm nhìn rõ ràng về những thứ mình muốn làm", Mandeep Manocha, người sáng lập của Manak Waste Management có trụ sở ở New Delhi, nhận xét. "Ông ấy tin rằng nếu bạn muốn xây dựng thứ gì đó, bạn cần phải nghĩ về nó trên quy mô lớn, tìm cách qua mặt đối thủ thật nhanh để có thể trở thành số 1 trên thị trường".

Tại thị trường Trung Quốc, Xiaomi để mất ngôi đầu thị trường về doanh số vào tay Huawei và Oppo trong năm 2016. Tuy nhiên, Lei đặt mục tiêu giành lại thị phần trong nước trong vòng 10 quý tới. Quý 4/2017, đây là nhà sản xuất smartphone có tăng trưởng doanh số mạnh nhất trong 4 đại gia smartphone Trung Quốc với mức tăng gần 58% với 13,9% thị phần. Trong khi đó, doanh số của đại gia Mỹ Apple chỉ còn 12,9% thị phần.

Nếu thành công, IPO của Xiaomi có thể trở thành IPO công nghệ giá trị nhất thế giới, vượt qua giá trị 25 tỉ USD của Alibaba vào năm 2014.

Từng được gọi là "Apple của Trung Quốc", người sáng lập Xiaomi khẳng định: "Chúng tôi không phải Apple. Chúng tôi có hệ thống giá trị tương đồng với Costco, muốn người dùng được hưởng sản phẩm chất lượng tốt với giá vừa túi tiền".

Theo Ngọc Trang (Vneconomy)

Viết bình luận

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

Sản xuất - Kinh doanh 16:18

Tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024, SCG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh trong top doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) tiêu biểu tại Việt Nam.

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

Ngân hàng 16:15

(NLĐO) - Sự bùng nổ của công nghệ internet và nền tảng xã hội trực tuyến kèm theo thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết đòi hỏi các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng, tiện dụng hơn đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Sản phẩm 14:25

Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Doanh nghiệp 13:31

Phòng khám Mercy cũng luôn hoàn thiện mỗi ngày từ chất lượng dịch vụ, cập nhật các công nghệ làm đẹp tiên tiến cho tới việc luôn lấy chữ tâm đặt lên hàng đầu để có thể đạt được vị thế như ngày hôm nay.

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

Thị trường 11:48

Ngày 24-4-2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vinh dự nhận giải thưởng “Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024” do Báo Vietnamnet và Tổ chức Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.

VietCredit đồng hành trong họp báo ra mắt phim “B4S – Trước giờ yêu”

VietCredit đồng hành trong họp báo ra mắt phim “B4S – Trước giờ yêu”

Nhịp sống 10:00

“B4S - Trước giờ yêu", bộ phim mới nhất từ nhà sản xuất "Tiệc trăng máu", đã có buổi ra mắt vào tối ngày 16/04 tại rạp CGV Vivo City. Phim điện ảnh này đánh dấu sự tài trợ của Công ty tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit), mở ra hướng hợp tác mới giữa lĩnh vực tài chính và điện ảnh.

Cận cảnh công trường thi công dự án Charm Diamond

Cận cảnh công trường thi công dự án Charm Diamond

Thị trường 09:00

Ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết, chủ đầu tư dự án Charm Diamond đã nhanh chóng tiến hành thi công phần hầm móng với nhịp độ 3 ca liên tục/ngày, không nghỉ cuối tuần và ngày lễ nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng.