Là khoáng chất cần thiết, muối (hay natri) được dung nạp vào cơ thể từ nhiều loại thực phẩm hoặc các gia vị nêm nếm. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá mức cần thiết, natri dư thừa có thể gây nên những tác hại xấu cho sức khoẻ.
Theo khuyến cáo từ WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gram muối (khoảng 2.000 mg natri) mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Tuy vậy, số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy trung bình một người trưởng thành tại Việt Nam tiêu thụ khoảng 9,4 gram muối (tương đương 3.700 mg natri) một ngày, tức cao gấp đôi so với khuyến nghị. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đề ra chỉ tiêu giảm mức tiêu thụ muối trung bình còn dưới 7 gram muối (2.800 mg natri)/người/ngày cho đến năm 2030.
Hiểu đúng và đủ về muối trong dinh dưỡng
Theo Bác sĩ CKII Nhi khoa Hoàng Quốc Tưởng (Dr Chuột) - giảng viên bộ môn Nhi - Trường Đại học Y dược TP.HCM, ăn quá mặn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, nhất là các bệnh lý về tim mạch… Ăn quá mặn cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh về dạ dày dẫn đến ung thư, hoặc gây suy thận, loãng xương.
Ăn mặn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.
Những kiến thức về sự liên quan giữa thói quen ăn thừa muối và các bệnh lý có hại cho sức khỏe đã được nhiều người biết đến, song không phải ai cũng hiểu đủ và đúng về nó. Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng lưu ý, muối ở đây không chỉ là muối ăn tinh khiết mà là muối nói chung trong gia vị, cũng như trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn. Do đó, dù bạn đã lưu ý giảm dùng muối trong nấu ăn, nhưng nếu vẫn chấm thêm gia vị hay dùng nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều natri thì lượng muối nạp vào cơ thể cũng khó giảm.
Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, thói quen thích ăn uống đậm vị và thích chấm thêm là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng muối tiêu thụ vượt ngưỡng của phần lớn người Việt Nam. Điều này cũng được xác nhận bởi Cục Y Tế dự phòng, hầu hết lượng natri ăn vào hàng ngày của người Việt là từ gia vị thêm vào trong khi chế biến hoặc món chấm trên bàn ăn.
Chính vì thế, việc có hiểu biết đầy đủ và rõ ràng về nguồn gốc của lượng natri tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp ta có phương pháp giảm mặn hiệu quả hơn. Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng cũng nhấn mạnh việc hình thành thói quen ăn giảm mặn là cách để gia đình xây dựng lối sống khỏe, tránh xa các nguy cơ bệnh lý mạn tính tiềm tàng.
Giảm mặn, tăng khỏe với 3 lưu ý dễ thực hiện từ chuyên gia
Trong suy nghĩ của nhiều người, việc giảm mặn tương đương với ăn uống kiêng khem, nhạt nhẽo. Tuy nhiên, thực tế bạn có thể nấu những bữa cơm nhà trọn vị mà mặn vừa phải nếu biết cách cân bằng và áp dụng thích hợp.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng gợi ý các gia đình có thể hạn chế ăn mặn bằng cách tích cực bổ sung các món luộc, hấp vào thực đơn. Ngoài ra, lựa chọn những nguyên liệu tự nhiên như thịt cá, rau củ tươi thay cho thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn cũng là cách giảm mặn trong mâm cơm nhà.
Tăng cường sử dụng các thực phẩm tươi, ít chứa muối trong thành phần để giảm lượng natri tiêu thụ hàng ngày.
Bác sĩ cũng lưu ý trẻ em có nhu cầu tiêu thụ muối khác với người lớn. Do đó, với các gia đình có con nhỏ dưới 1 tuổi, ba mẹ không nên cho thêm gia vị trong khẩu phần ăn của trẻ. Khi con lớn hơn, ba mẹ có thể nêm nếm nhẹ, khoảng 1/3 hoặc 1/2 định lượng so với người lớn. Khi con 3 tuổi trở lên có nhu cầu tiêu thụ muối như người lớn, cha mẹ có thể tập ăn nhạt cùng con để gia đình đều khỏe mạnh.
Hơn hết, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng lưu ý với bất kỳ loại gia vị nào cũng chỉ nên sử dụng với định lượng vừa phải và theo khuyến cáo. Nhận thấy tình trạng dư muối do thói quen nêm mạnh tay trong nấu nướng, bạn có thể thay đổi nguyên tắc nêm nếm, chú ý giảm mặn bằng việc lựa chọn gia vị nêm nếm có hàm lượng muối và natri thấp trong công thức. Đơn cử như Hạt nêm Knorr Thịt thăn, Xương ống và Tủy, chỉ chứa 46% muối và 0,218 gram natri trên một gram sản phẩm, nhưng có thêm vị ngọt chiết xuất từ thịt thăn xương ống giúp bữa cơm nhà mặn vừa phải nhưng vẫn tròn vị đậm đà, thơm ngon. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có phần hướng dẫn định lượng sử dụng phù hợp ở mặt sau bao bì, giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát lượng natri tiêu thụ.
Lựa chọn gia vị có hàm lượng natri thấp và nêm nếm theo định lượng phù hợp để giảm mặn, tăng sức khỏe cho gia đình.
Nếu dùng thêm chén chấm trong bữa cơm nhà, bạn nên pha loãng ra để giảm bớt nồng độ muối, đồng thời thêm vào những gia vị khác như tiêu, tỏi, ớt… gia tăng thêm hương vị. Các loại muối ăn thêm như muối chấm trái cây, muối ô mai… cũng nên hạn chế nhằm tránh nạp quá lượng muối cơ thể cần.
Giảm ăn mặn để phòng tránh những bệnh nguy hiểm là kiến thức quan trọng, được Bộ Y tế tuyên truyền và khuyến nghị người dân thông qua khẩu hiệu "Cho bớt muối - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay đồ mặn". Để xây dựng lối sống lành mạnh và sức khỏe dài lâu cho gia đình, hãy bắt đầu giảm ăn mặn từ những thói quen nhỏ.
Thấu hiểu băn khoăn của người nội trợ về bữa cơm giảm mặn mà vẫn đủ chất, Knorr ra mắt mini app "Bí quyết cơm nhà trọn vị ngon" với đa dạng thực đơn cơm nhà cùng nhiều bí kíp nấu ăn ngon, tròn sức khỏe từ chuyên gia. Bên cạnh đó, công thức trên mini app còn có thêm nhiều thông tin khoa học về dinh dưỡng như lượng natri rõ ràng để người dùng dễ dàng kiểm soát, giảm mặn hiệu quả thông qua những bữa cơm nhà tròn hương vị.