Thị trường
31/10/2019 11:28

Hàng Việt bị chặn tại cửa khẩu vì… trộn hàng Thái

Một số doanh nghiệp bán trái cây sang Trung Quốc theo kiểu trộn hàng, đội lốt... khiến cả ngành bị ảnh hưởng theo.

Thời gian gần đây, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) và cửa khẩu Kim Thành (tỉnh Lào Cai) đã xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản các loại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

"Con sâu làm rầu nồi canh"

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, người vừa có chuyến công tác cùng đoàn Bộ NN&PTNT làm việc với phía Trung Quốc để giải quyết tình trạng ùn tắc trái cây tại cửa khẩu cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có vấn đề đảm bảo truy xuất nguồn gốc chưa tốt. Ngoài ra còn có tình trạng bao bì in một đằng, giấy tờ khai một nẻo nên kiểm dịch hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm tra, kiểm soát... dẫn đến chậm thông quan.

"Có trường hợp một số lô hàng chôm chôm Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị các cơ quan chức năng nước này chặn lại vì nghi ngờ có lẫn chôm chôm Thái Lan" - ông Nguyên khẳng định.

Nguyên nhân chôm chôm Việt Nam lẫn với mặt hàng cùng loại của Thái Lan có hai lý do. Thứ nhất, có thể đó là giống chôm chôm Thái Lan được trồng tại Việt Nam nhưng phía Trung Quốc lại cho rằng đó là hàng nhập từ Thái Lan, vi phạm về truy xuất nguồn gốc. Thứ hai, do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc cần đơn hàng lớn, trong khi nhà cung cấp VIỆT NAM không đủ nên lấy thêm trái cây Thái Lan trộn lẫn vào để đủ đơn hàng.

Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng tiết lộ có một số đơn vị xuất khẩu vi phạm quy định của Trung Quốc khi trộn thêm những loại trái cây mà phía thị trường này chưa cho phép nhập khẩu từ Việt Nam như sầu riêng.

Đồng quan điểm, đại diện một công ty xuất khẩu rau quả đánh giá có tình trạng trái cây Thái Lan mượn đường Việt Nam rồi tái xuất đi Trung Quốc. Các loại trái cây có xuất xứ Thái Lan được nhập khẩu về nước ta, sau đó xuất khẩu tiếp sang Trung Quốc chủ yếu là sầu riêng, măng cụt, nhãn… Không chỉ trái cây Thái Lan mượn nước ta làm nơi quá cảnh để xuất sang Trung Quốc mà nhiều loại trái cây ngoại khác cũng tương tự.

Vị đại diện công ty xuất khẩu trái cây trên cho biết thêm, từ đầu tháng 10, hải quan Trung Quốc đã áp dụng hệ thống kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình hàng hóa nhập khẩu. Riêng với mặt hàng trái cây, Trung Quốc áp dụng các yêu cầu mới về đóng gói, ghi nhãn truy xuất nguồn gốc… khi xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, nhiều đơn vị thu mua, xuất khẩu lại chưa thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu này dẫn đến tình trạng hàng ách tắc.

"Trước đây mỗi xe chỉ mất khoảng 2-3 phút để qua cửa khẩu, chỉ kiểm mẫu một xe. Tuy nhiên, hiện nay sau khi phát hiện lô hàng lẫn trái cây Thái Lan và một số loại trái cây chưa được xuất sang nên phía Trung Quốc kiểm chặt từng xe, yêu cầu dỡ bạt, mở thùng. Tính ra mỗi xe thông quan mất 10 phút kiểm tra. Một số doanh nghiệp vi phạm khiến cả ngành bị ảnh hưởng theo" - đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.

Hàng Việt bị chặn tại cửa khẩu vì… trộn hàng Thái - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc giao dịch tại hội nghị hợp tác phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc diễn ra mới đây. Ngay tại hội nghị, một hợp tác xã đã thỏa thuận cung cấp cho một số đối tác Trung Quốc trên 1.600 tấn trái cây các loại, trị giá trên 45 tỉ đồng. Ảnh: BCT

Cần bỏ suy nghĩ thị trường dễ dãi

Nhiều công ty xuất khẩu nông sản than thở thời gian gần đây Trung Quốc không chỉ siết nhập tiểu ngạch mà còn liên tục thay đổi các quy định trong nhập khẩu chính ngạch khiến nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam trở tay không kịp. Hệ quả là hàng hóa ùn tắc, có mặt hàng thậm chí còn không thể xuất khẩu sang thị trường này.

Tuy vậy, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, cho biết quy định của Trung Quốc không khó, công ty nào quen xuất khẩu chính ngạch đều thấy rất bình thường. Phía Trung Quốc mua hàng thì họ cần phải biết sản phẩm nuôi trồng ở đâu, đóng gói tại cơ sở nào để truy xuất nguồn gốc. Do trước nay nhiều người vẫn quen với việc sản xuất không có tiêu chuẩn, dễ dãi nên nay gặp khó.

"Cần phải tuyên truyền, tác động liên tục để nông dân lẫn nhà xuất khẩu hiểu rằng bây giờ yêu cầu chất lượng sản phẩm của Trung Quốc đã được nâng lên. Nếu chúng ta vẫn giữ tư tưởng Trung Quốc là thị trường dễ tính thì không còn phù hợp. Muốn bán hàng đi Trung Quốc phải tìm hiểu kỹ chuẩn mực của Trung Quốc" - ông Huy nhấn mạnh.

Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ông Đặng Phúc Nguyên, cho hay hiệp hội khuyến cáo doanh nghiệp phải chấp hành những quy định truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc. Tuyệt đối không trộn lẫn trái cây Thái Lan để cho đủ đơn hàng. Đối với việc Trung Quốc nhầm lẫn trái cây giống Thái Lan được trồng ở Việt Nam, ông Nguyên cho biết phía cơ quan quản lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những thông tin về vùng trồng các loại trái cây trên cho phía TRUNG QUỐC xác thực.

"Hiện VIỆT NAM được xuất khẩu chín loại quả sang Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Còn các loại trái cây khác chưa được cấp phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc như sầu riêng. Doanh nghiệp không nên nóng lòng vì Chính phủ đang đàm phán để Trung Quốc mở cửa nhập trong thời gian tới. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu nhanh chóng, thuận lợi qua Trung Quốc nên đầu tư sản phẩm chế biến. Ví dụ, sầu riêng doanh nghiệp có thể tách vỏ, cấp đông múi, đóng gói bao bì, xuất sang Trung Quốc" - ông Nguyên khuyến nghị.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Đối với nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong chín tháng đầu năm nay xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,91 tỉ USD, giảm khá mạnh 13,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trước tình hình trên, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương đã đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động phân loại, lựa chọn chủng loại và tổ chức đóng gói ngay tại nơi sản xuất đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu (về nhãn mác, bao bì…) trước khi đưa lên khu vực biên giới để quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

"Đồng thời cần nâng cao chất lượng, nghiêm túc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu. Từ đó giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu" - Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị.

Theo Quang Huy (Pháp luật TP HCM)

Viết bình luận

Thêm lựa chọn bay đến Seoul, Đài Bắc cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul, Đài Bắc cùng Vietjet

Đi lại, lưu trú 17:06

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao giữa các thành phố du lịch nổi tiếng dịp hè 2024, Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc với Seoul (Hàn Quốc) lên 3 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày.

Sinh viên Fulbright tìm hiểu về qui trình xử lý rác thải tại VWS

Sinh viên Fulbright tìm hiểu về qui trình xử lý rác thải tại VWS

Nhịp sống 17:06

Ngày 20-4, đoàn sinh viên trường Đại học Fulbright Việt Nam đã có chuyến tham quan thực tế và tìm hiểu về quy trình xử lý chất thải tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Đa Phước do VWS làm chủ đầu tư.

Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2024: Đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 27.100 tỉ đồng

Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2024: Đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 27.100 tỉ đồng

Ngân hàng 13:58

Ngày 20-4-2024, Đại hội đồng cổ đông Techcombank sẽ được tổ chức tại Vinhomes Riversides, Hà Nội, với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình phê duyệt như: Kế hoạch kinh doanh 2024, Kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lần đầu tiên sau 10 năm, Phương án tăng vốn điều lệ...

Phòng tránh ứng dụng giả mạo và cách đối phó: Người Việt phải nắm vững thông tin này!

Phòng tránh ứng dụng giả mạo và cách đối phó: Người Việt phải nắm vững thông tin này!

Ngân hàng 08:00

Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới, theo Hội đồng Công nghệ Toàn cầu. Hàng triệu người đã bị lừa đảo đánh cắp tiền trong tài khoản, và các vụ việc vẫn đang gia tăng theo cấp số nhân.

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Techcombank và TCBS nâng mức cảnh báo về ứng dụng giả mạo có mã độc

Ngân hàng 21:39

Liên tục trong thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy các kẻ lừa đảo trên mạng, bị chiếm quyền quản lý tài khoản ngân hàng cũng như chứng khoán, và rút hết tiền trong các tài khoản.

Gojek tung loạt deal hời cho người dùng qua livestream

Gojek tung loạt deal hời cho người dùng qua livestream

Thị trường 19:25

(NLĐO) - Với mong muốn mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên GoFood, Gojek tiếp tục tổ chức livestream tung hàng loạt deal hời, đồng thời gợi ý nhiều quán ngon, chất lượng.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.