Thị trường
18/12/2017 14:22

Hà Nội: 80% trái cây tại các chợ đầu mối không rõ nguồn gốc

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, có tới 80% trái cây trong chợ đầu mối không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng các loại trái cây này sẽ ra sao?

Trái cây là loại thực phẩm tươi, thời hạn sử dụng ngắn, nhưng ở nước ta nói chung, tại Hà Nội nói riêng, mặt hàng này được bày bán rất dễ dãi. Hằng ngày, trái cây các loại theo người bán hàng rong ruổi khắp các ngõ xóm, tuyến đường. Hàng hóa không được bảo quản đúng cách, không có thông tin, tem nhãn về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm, lượng tồn dư hóa chất...

Qua thống kê sơ bộ của Sở Công Thương, tại khu vực nội thành hiện có hàng trăm tổ chức và cá nhân đang kinh doanh mặt hàng này. Trong đó có 10 công ty bán buôn, 464 cửa hàng, quầy hàng cố định bán lẻ, nhưng chỉ có 30% cửa hàng có tủ mát để bảo quản, 50% cửa hàng có giá kệ bày hàng; còn lại phần lớn để trái cây trên hộp xốp, mẹt... Số lượng người bán hoa quả bằng xe đạp, xe máy, hàng rong... ước còn gấp hai, ba lần các điểm kinh doanh cố định. Không chỉ thiếu an toàn thực phẩm, việc bán hàng rong còn gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn trật tự giao thông.

 Hà Nội: 80% trái cây tại các chợ đầu mối không rõ nguồn gốc - Ảnh 1.

Hà Nội quyết dẹp trái cây bán rong, không rõ nguồn gốc. Ảnh CAND

Theo thống kê, mỗi tháng người dân thành phố tiêu thụ hơn 52 nghìn tấn trái cây, nhưng sản lượng trái cây do địa phương tự sản xuất chưa đến 10 nghìn tấn. Số còn lại từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động mua bán, kinh doanh trái cây dễ dãi, dẫn tới việc kiểm soát chất lượng loại thực phẩm này gặp nhiều khó khăn, ngay cả với các loại hoa quả nhập khẩu.

Để quản lý được chất lượng hoa quả, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, UBND thành phố mới đây đã phê duyệt triển khai đề án "Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành". Mục tiêu của đề án là quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố và khu dân cư thuộc các quận nội thành theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm, phấn đấu 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe và các điều kiện cần thiết khác theo quy định.

Tuy nhiên, với tình trạng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây khó kiểm soát như hiện nay, việc thực hiện chủ trương này sẽ rất khó khăn.

Tại một điểm kinh doanh trái cây ở quận Thanh Xuân, những loại trái cây mang dấu ấn địa phương như thanh long Bình Thuận, xoài Đồng Tháp, cam Hưng Yên... hầu hết đều là trái cây đúng vụ. Nhưng dù đã kinh doanh gần 10 năm nay, nơi đây vẫn chủ yếu là trái cây nhập khẩu, còn trái cây trong nước chỉ chiếm 30%.

Với một số điểm kinh doanh khác trên địa bàn, số lượng trái cây trong nước cũng không chiếm tỷ lệ nhiều. Chủ các cửa hàng này cho rằng, việc mua bán trái cây trong nước đôi khi có một số vấn đề về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng.

Được biết, những gánh hàng rong bán trái cây sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn kể từ tháng 3/2018. Nếu muốn tiếp tục kinh doanh, họ sẽ phải đầu tư cửa hàng và đáp ứng các yêu cầu kiến thức về an toàn thực phẩm. Nhưng với không ít người bán hàng rong, điều kiện này dường như là không thể.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, có tới 80% trái cây trong chợ đầu mối không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng khi thực tế không ít người bán hàng rong hiện nay cũng lấy nguồn hàng chính từ những chợ đầu mối này.

Theo quy định, các sản phẩm trái cây tươi không phải ghi nhãn hàng hóa hay công bố hợp quy, phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Như vậy, dù được bán ở chợ hay ở các cửa hàng cũng chưa có cơ sở để đảm bảo rằng trái cây đó có an toàn hay không.

Được dùng trái cây có nguồn gốc xuất xứ, an toàn là niềm mong mỏi của hàng triệu người tiêu dùng Thủ đô, tuy nhiên hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện chưa được chuẩn hóa thì việc xóa bỏ tình trạng bán hàng rong nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm có lẽ chưa phải là giải pháp tối ưu.

Theo Dân Trí/ VietQ

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.