Tới 64% khả năng mắc chứng hen suyễn ở trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 9 nếu nạp hơn 44 gam đường fructozo mỗi ngày (tương đương hai lon nước ngọt hoặc nước có gas).
Các nhà khoa học của trường đại học Harvard cho biết rằng, nguy cơ nhiễm bệnh còn xuất phát do việc mẹ của trẻ sử dụng những loại đồ uống này khi đang trong thời kỳ mang thai.
Tránh việc nạp quá nhiều đường từ nước ngọt đóng chai và nước có gas trong thai kỳ và thời kỳ sau sinh là cách có thể giảm nguy cơ hen suyễn của trẻ.
64% khả năng mắc chứng hen suyễn ở trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 9 nếu nạp hơn 44 gam đường fructozo mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu đã tiến hành phân tích trên 2,000 người mẹ và trẻ em để chỉ rõ nguy cơ của đường trong nước ngọt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của căn bệnh hen suyễn.
Theo đó, các phụ huynh sẽ báo cáo lượng nước hoa quả đóng chai, nước ngọt có gas mà họ và các con đã uống. Từ đó các nhà nghiên cứu đã nhận được kết quả rằng nguy cơ nhiễm hen suyễn của trẻ có thể lên tới 64%.
Tương tự, khi người mẹ đang mang thai mà sử dụng nhiều loại đồ uống này cũng làm tăng 63% nguy cơ mắc các chứng bệnh về hô hấp cho bé sau này.
Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhiều nhất là thời thơ ấu. Căn bệnh này có thể được điều trị để giảm các triệu chứng, nhưng phần lớn thì nó có thể sẽ theo người bệnh đến suốt đời.
Đây là một bệnh viêm mãn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.
Việc nạp nhiều đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm cho trẻ. Vậy nên các vị phụ huynh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, môi trường sống để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.