"Sản phẩm" từ trong bụng của người đàn ông ăn sushi hàng ngày (hình ảnh con sán được phóng to quấn quanh cuộn giấy)
Hôm 18/1, người đàn ông đến từ bang California, Mỹ, phải nhập viện sau khi phát hiện con sán dây đang "lủng lẳng" khi đi vệ sinh. Ban đầu ông chỉ nghĩ đơn giản nó là một con giun bình thường, nhưng khi được chuyển đến phòng cấp cứu tại Trung tâm Y tế khu vực, cả bệnh nhân cũng như bác sĩ mới tá hỏa nhận ra "sinh vật lạ" dài tới 1,5m.
Được biết trước khi vào viện, bệnh nhân bị tiêu chảy kèm máu. Trong khi tiêu chảy, anh phát hiện ra con giun, rút nó ra, đồng thời lấy lõi giấy vệ sinh để cuộn lại. Tuy nhiên, cứ quấn mãi mà con giun không đứt nên anh đã đến Trung tâm Y tế để xử lý dứt điểm.
Người đàn ông này chia sẻ, có lẽ do thói quen ăn sushi mà anh đã gặp phải tình huống dở khóc dở cười như trên. Hầu như ngày nào, anh cũng thưởng thức món ăn mà không biết rằng những món đồ này có thể có kí sinh trùng, gây mắc bệnh giun sán.
Con sán dài 1,5m
Trước đây, người dân các nước châu Mỹ thường cho rằng loài ký sinh trùng như sán dây chỉ có trong những con cá từ châu Á. Tuy nhiên, nghiên cứu nnăm 2017 chỉ ra rằng ăn cá hồi được đánh bắt tại các khu vực bờ biển Alaska cũng có thể gây mắc bệnh giun sán.
Năm ngoái, trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch đã công bố một nghiên cứu về việc ăn cá hồi hoang dã đánh bắt tại các khu vực bờ biển Alaska có thể khiến mọi người mắc các bệnh giun sán. Sau vụ việc lần này, người đàn ông California nói rằng anh ta sẽ không bao giờ ăn cá hồi nữa.
Ăn sushi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh giun sán
Để phòng ngừa nhiễm giun sán từ thực phẩm cũng như môi trường sống, mọi người cần phải:
- Rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch, hạn chế ăn các món gỏi, tái, sống.
- Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ em bò lê la dưới đất, cắt móng tay thường xuyên.
- Tăng cường vệ sinh nhà ở, giữ vườn tược sạch sẽ. Không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn.
- Tẩy giun định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
Ngoài ra, trước khi ăn hải sản tươi sống, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ - FDA cho biết nên để thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ -4F trong 7 ngày hoặc nấu ở nhiệt độ 140F để diệt sạch bất kỳ ký sinh trùng nào còn sót lại trong thực phẩm.