Thị trường
14/03/2018 15:57

Băn khoăn xung quanh đề xuất quản lý Uber, Grab như taxi

Phải định danh được Grab và Uber là loại hình kinh doanh gì, và khi định danh được rồi thì nên xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, để có biện pháp quản lý hiệu quả. Đừng vì lo không quản lý được mà bỏ qua quyền lợi của tài xế, người tiêu dùng.

Việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) muốn đưa loại hình vận tải ứng dụng công nghệ như Grab, Uber về quản lý như taxi truyền thống trong phiên họp dự thảo sửa đổi Nghị định 86 đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về cách thức quản lý trong kỷ nguyên số và những bất cập mà người dùng, tài xế công nghệ sẽ phải gánh chịu.

Định danh ngược dòng 4.0, tài xế hoang mang

Dự thảo nghị định nhằm đưa Uber, Grab vào khuôn khổ, nhằm quản lý hoạt động của Uber, Grab "như một doanh nghiệp taxi hoạt động ở Việt Nam" của Bộ GTVT đã gây ra nhiều tranh cãi, bởi nếu quản lý vận tải công nghệ như taxi truyền thống thì vô tình đã đi ngược lại với xu thế phát triển công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện nay.

Băn khoăn xung quanh đề xuất quản lý Uber, Grab như taxi - Ảnh 1.

Nhiều tài xế cũng tỏ ra hoang mang, lo lắng về số phận của mình trước thông tin này, đồng thời, cho rằng cơ quan quản lý đang quá chú tâm đến việc định danh Uber, Grab mà bỏ qua quyền lợi của tài xế và cả người tiêu dùng. Nếu quản lý theo cách "đưa vào một giỏ" như vậy, các tài xế muốn tham gia chạy Grab, Uber sẽ không còn là lao động chủ động, chạy bán thời gian như một công việc thứ 2. Mà theo đó, họ sẽ phải chấp nhận trở thành nhân viên, để nhà cung cấp ứng dụng công nghệ quản lý trực tiếp, chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm, chịu khoán định mức để được trả lương và phương tiện phải được đăng ký vận tải… Nhiều ý kiến cho rằng đó là cách quản lý thừa thãi vì hiện nay, thu nhập của tài xế đều được công khai trong phần mềm và được công ty đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Anh Nguyễn Văn Huấn, 43 tuổi, một tài xế chạy xe công nghệ cho biết thêm, trước khi đăng ký làm đối tác chạy xe qua ứng dụng công nghệ, anh đã có gần 10 năm làm tài xế cho một hãng taxi lớn trên địa bàn TP HCM. "Thú thật, chạy taxi rất mệt mỏi vì phải điều động theo lệnh. Ngoài ra, hằng ngày, hằng tháng đều phải chạy theo doanh số, chỉ tiêu. Nếu mình chạy theo "lốt" (khách điều từ tổng đài) nhưng không đủ chỉ tiêu (số tiền quy định) thì phải chạy thêm ở ngoài bằng cách lòng vòng ở đường đón khách… Nôm na, chạy taxi thì là người làm thuê còn chạy Uber, Grab thì mình làm chủ. Đó là điều mà nhiều anh em cảm thấy thoải mái khi chạy ứng dụng. Bây giờ mà bắt các tài xế công nghệ hoạt động giống lái xe taxi truyền thống chắc chết, chả ai dám chạy nữa", anh Huấn giãi bày.

Không ít ý kiến bày tỏ lo ngại, nếu quy định này áp dụng thì hàng vạn tài xế Uber, Grab sẽ ảnh hưởng về thu nhập. Căng hơn, Uber và Grab có thể rút khỏi Việt Nam. Hậu quả sẽ là hàng vạn người lao động có xe mà không có quyền hoạt động.

Quyền lợi người tiêu dùng ai quản?

Theo nhiều chuyên gia và người dùng, cái khó hiện nay của Bộ GTVT là phải định danh được Grab và Uber là loại hình kinh doanh gì, và khi định danh được rồi thì nên xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, để có biện pháp quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, đừng vì lo cho được việc quản lý mà bỏ qua quyền lợi của tài xế, người tiêu dùng.

Chị Tuấn Nhung (Q. Bình Thạnh), người hay di chuyển bằng xe công nghệ, cho biết: "Nếu chỉ vì loay hoay với quản lý, rồi kêu không quản được Uber, Grab là cấm đoán, đuổi họ đi, thì quyền lợi người tiêu dùng ai quản? Tôi thì cứ hãng nào tốt, rẻ là tôi đi. Các cơ quan nhà nước muốn cấm hay đuổi Uber, Grab thì cứ tìm ra dịch vụ nào tốt cho dân đi đã".

Theo chuyên gia giao thông - Tiến sĩ Phạm Sanh thì: "Trong quá trình thí điểm là Nhà nước đã, đang và vẫn quản lý, chứ không phải là không quản lý. Xu hướng thế giới hiện nay cũng không ai cấm hay đuổi Grab và Uber mà vấn đề là khung quản lý như thế nào. Trước đây, Uber vào Trung Quốc và tuyên bố đánh bạt taxi truyền thống. Những một năm sau đó Uber phải tuyên bố rút khỏi Trung Quốc vì cạnh tranh không lại taxi truyền thống Trung Quốc. Nguyên nhân vì các hãng taxi truyền thống Trung Quốc nâng dịch vụ và các yêu cầu khác lên phục vụ người dân...".

Chuyên gia Phạm Sanh cũng cho rằng, nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước, thì vấn đề ở đây là nhà nước cần xác định sẽ quản lý Uber và Grab như thế nào? Nếu trước đây quản lý chưa tốt thì quản lý tốt, quản lý chưa công bằng thì công bằng, quản lý thiếu tính cạnh tranh thì nay tạo khung quản lý cạnh tranh. "Giờ qua thí điểm rồi, chúng ta phải quản lý chính thức bằng nghị định và thông tư để cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay, đa số người dân đang ủng hộ Uber và Grab vì loại hình này mang lại nhiều tiện ích cho người dân...", TS Phạm Sanh nhấn mạnh.

Nguyễn Thu
từ khóa :

Viết bình luận

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank

Ngân hàng 09:45

Ngày 26-4, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Nhịp sống 08:00

Hồ Tràm một trong những điểm đến hấp dẫn nhất dịp lễ 30/4 sắp tới với những bãi biển tuyệt đẹp cùng nhiều trải nghiệm đặc sắc. Đặc biệt, sự kiện Charm Fantasea 2024 với hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng càng khiến đây trở thành tọa độ được săn đón hơn bao giờ hết.

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

Thị trường 08:00

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024 kéo dài 5 ngày liên tục (từ ngày 27/4 - 1/5), Hồ Tràm - “thủ phủ du lịch” mới khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với hàng loạt sự kiện giải trí được tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.