Việc dư quá mức cholesterol trong máu sẽ gây tác hại không nhỏ cho hệ tuần hoàn của cơ thể. Cholesterol xấu (LDL) trong máu tăng cao gây ra bệnh xơ vữa động mạch (tức là tích tụ lớp mỡ ở thành động mạch). Nguy hiểm nhất là gây hẹp, tắc động mạch vành nuôi tim khiến ta bị nhồi máu cơ tim và nghẹt các mạch máu não gây ra tai biến mạch máu não.
Dưới đây là một số thói quen không lành mạnh mà bạn phải tránh, nếu bạn có lượng cholesterol cao!
1.Tránh mỡ lành mạnh
Đa số chúng ta nghĩ rằng tất cả các chất béo đều không lành mạnh và có thể làm tăng cân hoặc tăng mức cholesterol của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nhận ra rằng cơ thể cần chất béo lành mạnh để hoạt động tốt và khỏe mạnh. Không phải tất cả các chất béo đều không lành mạnh.
Ví dụ, chất béo trong bánh pizza và bánh mì kẹp thịt là không lành mạnh, nhưng chất béo trong quả bơ, các loại bơ thực vật, dừa là lành mạnh! Vì vậy, bổ sung chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn cũng có thể làm giảm lượng cholesterol cao.
2. Ăn sai các loại thịt
Nếu bạn là một người tiêu thụ thịt gần như hàng ngày và bạn đã được chẩn đoán có cholesterol cao, thì đã đến lúc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.
Tiêu thụ thịt trắng và hải sản để mức cholesterol ổn định. ẢNH: INTERNET
Tiêu thụ nhiều thịt như thịt bò, thịt lợn... có thể làm tăng mức cholesterol và gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe. Bạn có thể ăn thịt trắng như thịt gà và hải sản, đó là lựa chọn lành mạnh hơn.
3. Tiêu thụ ít canxi
Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể chúng ta để duy trì sức khỏe, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển xương và tế bào não. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng canxi cũng có thể giúp làm giảm mức cholesterol cao. Vì vậy, nếu bạn không tiêu thụ thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm từ sữa, rau chân vịt, trứng... bạn có thể làm xấu đi vấn đề cholesterol cao của mình.
4. Tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm bánh mì
Hầu hết chúng ta đều thích những món ăn như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng... Chúng là các sản phẩm bánh phổ biến, được làm từ việc sử dụng nhiều men, đường và các thành phần chế biến khác. Bây giờ, các thành phần này có thể rất có hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là nếu bạn đã bị hàm lượng cholesterol cao! Thực phẩm bánh mì có thể làm tăng mức cholesterol của bạn, gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
5. Ăn kiêng chế độ ít chất xơ
Như chúng ta đã biết, cùng với các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo lành mạnh, khoáng chất, chất xơ cũng rất quan trọng để bổ sung vào chế độ ăn để duy trì sức khoẻ nói chung. Chất xơ đặc biệt hữu ích cho những người có cholesterol cao , vì chúng có thể loại bỏ sự hình thành mảng bám trong động mạch, từ đó tránh các bệnh liên quan tới tim mạch . Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn như rau mầm, hoa quả, lá xanh ... có thể giúp bạn khắc phục tình trạng cholesterol cao.
6. Tiêu thụ quá nhiều chất cồn
Uống quá nhiều chất cồn nhưu rượu, bia...thường xuyên có thể rất xấu cho sức khoẻ Cùng với các vấn đề tâm lý, nó có thể gây ra các vấn đề sinh lý nguy hiểm, bao gồm ung thư! Rượu có nhiều chất béo không lành mạnh, vì vậy nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cholesterol cao của bạn, ngay cả khi bạn tiêu thụ nó không thường xuyên.
7. Không vận động cơ thể trong quá trình giảm cân
Cả cholesterol cao và chất béo cơ thể cao là các bệnh cần lối sinh hoạt vận động lành mạnh. Hàm lượng cholesterol cao có thể gây tăng cân và ngược lại. Vì vậy, nếu bạn muốn giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát, bạn phải làm việc, vận động cơ thể để giảm trọng lượng cơ thể và mức độ mỡ của cơ thể, bằng cách tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và chế độ tập thể dục, và tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ.
8. Không tiêu thụ các loại hạt
Cho dù bạn có mức cholesterol cao hay không, tiêu thụ các loại hạt một cách thường xuyên có thể cải thiện sức khoẻ tổng thể một cách đáng kể. Hạt có chứa các hợp chất Sterol, được chứng minh là làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể một cách tự nhiên. Vì vậy, tiêu thụ một số ít hạt hàng ngày có thể giúp bạn giải quyết vấn đề cholesterol cao.
9. Không quản lý sự căng thẳng
Stress cũng có thể tăng mức cholesterol trong cơ thể bạn. ẢNH: INTERNET
Stress là một trong những nguyên nhân chính cho một số vấn đề về sức khỏe, cả tâm lý và sinh lý. Vì vậy, khi mức cortisol trong cơ thể tăng do căng thẳng, cortisol lần lượt có thể tăng mức cholesterol trong cơ thể bạn. Vì vậy, học cách quản lý căng thẳng có thể giúp làm giảm mức cholesterol của bạn.
Như vậy mức Cholesterol cao có thể được kiểm soát với những thay đổi về lối sống như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục cùng với một số loại thuốc nhất định.