Doanh nghiệp
23/02/2017 20:03

Nguy cơ sụt giảm vốn FDI, bù đắp cách nào?

Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Phan Hữu Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới

Hiện nay, nhiều dự báo của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước đều có một điểm chung là tỏ ra thận trọng với khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2017 do có những diễn biến bất lợi từ kinh tế, chính trị thế giới. Thế nhưng, biện pháp thu hút đầu tư của các địa phương chưa thể hiện sự thay đổi để thích nghi với tình hình mới này.

Vẫn cạnh tranh ưu đãi chi phí rẻ

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khẳng định kết quả điều tra xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện cho thấy vốn FDI vào Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu là do chi phí rẻ. Cụ thể, trong phần điều tra có câu hỏi về yếu tố hấp dẫn để đầu tư vào Việt Nam thì 10 yếu tố được doanh nghiệp (DN) nêu ra đều liên quan đến giảm chi phí. Đó là nhân công rẻ, đất đai, ưu đãi thuế, tiêu chuẩn về môi trường chưa chặt chẽ (DN không nhất thiết phải tuân thủ, tiết giảm được chi phí)...

Nhưng hiện nay, yếu tố chi phí rẻ đang giảm dần do lộ trình tăng lương tối thiểu, siết tiêu chuẩn môi trường, nguồn cung đất đai giảm, không còn sẵn cho các dự án thâm dụng đất đai, sử dụng nhiều lao động, đầu tư vào khu vực thuận tiện ở gần cảng biển. Lợi thế truyền thống mất đi, áp lực tăng giá trị trong chuỗi sản xuất toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải thu hút được những dự án công nghệ cao hơn, đồng nghĩa với nhu cầu cao hơn về năng lực chất lượng, không cần lao động biết chữ, chăm chỉ mà cần lao động có trình độ cao - yếu tố Việt Nam đang khan hiếm.

“Nghiên cứu cho thấy những dự án chất lượng cao luôn kỳ vọng năng lực điều hành của địa phương. Vì họ là những nhà đầu tư khó tính về môi trường kinh doanh nhưng chúng ta có những chuyển biến chậm. Ví dụ bảo hộ trí tuệ gần đây có chuyển biến nhưng chưa đáng kết so với các nước khác trong khi tham nhũng, thiếu minh bạch, rủi ro chính sách vẫn là những yếu tố đáng quan ngại” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Nắm bắt được tâm lý địa phương muốn thu hút FDI nhiều, nổi bật để thay đổi bức tranh kinh tế của tỉnh nhà nên nhà đầu tư lớn rất biết “kén cá chọn canh”. Họ sẽ “đi dạo” khắp nơi để tìm chỗ tốt nhất, địa phương nào mời chào, giảm các điều kiện, tăng ưu đãi sẽ được nhà đầu tư quan tâm. Đi theo xu hướng này, các địa phương sẽ cạnh tranh xuống đáy, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi để hút đầu tư về tỉnh, đặc biệt là dự án lớn.

Không nặng về vốn cam kết

Ông Phan Hữu Thắng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS), nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho rằng cần sớm đánh giá xu hướng sụt giảm của dòng vốn FDI mà Việt Nam có thể phải đối mặt, có thể từ năm nay cho đến giai đoạn 5 năm tiếp theo để có giải pháp phù hợp. Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam thu hút được khoảng 292 tỉ USD vốn đăng ký nhưng vốn giải ngân chỉ đạt hơn 140 tỉ USD, còn lại 150 tỉ USD chưa giải ngân được. Nguyên nhân đến từ cả hai phía. Về phía nhà đầu tư, có tình trạng đăng ký dự án “khủng”, sau đó không huy động kịp và đủ vốn theo tiến độ cam kết, không hoàn thành kế hoạch đầu tư đặt ra, dự báo thị trường không sát... Trong khi phía tiếp nhận đầu tư không theo sát được tình hình triển khai của dự án, lúc nặng tiền kiểm, lúc nặng hậu kiểm. “Giải pháp cần thiết hiện nay là tìm mọi cách hỗ trợ nhà đầu tư để giải ngân 150 tỉ USD đã cam kết, trừ các trường hợp lỡ cơ hội thị trường hoặc nhà đầu tư phá sản” - ông Thắng nói. Theo đó, cần phân loại các dự án theo tiến độ như đang triển khai, đã đi vào hoạt động, không có khả năng triển khai... để Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với địa phương tháo gỡ.

Ông Phan Hữu Thắng đánh giá mặc dù tình hình đã có nhiều thay đổi nhưng cách thu hút FDI của nhiều địa phương chưa có những biểu hiện mới. Mặc dù đã năng động hơn nhưng vẫn theo cách cũ là tổ chức hội thảo, đi nước ngoài... trong khi quan trọng là tư duy và cách làm của các cơ quan quản lý phải thay đổi.

Nguy cơ sụt giảm vốn FDI, bù đắp cách nào?

Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Phan Hữu Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới

Tô Hà

Hiện nay, nhiều dự báo của các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước đều có một điểm chung là tỏ ra thận trọng với khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2017 do có những diễn biến bất lợi từ kinh tế, chính trị thế giới. Thế nhưng, biện pháp thu hút đầu tư của các địa phương chưa thể hiện sự thay đổi để thích nghi với tình hình mới này.

Vẫn cạnh tranh ưu đãi chi phí rẻ

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khẳng định kết quả điều tra xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện cho thấy vốn FDI vào Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu là do chi phí rẻ. Cụ thể, trong phần điều tra có câu hỏi về yếu tố hấp dẫn để đầu tư vào Việt Nam thì 10 yếu tố được doanh nghiệp (DN) nêu ra đều liên quan đến giảm chi phí. Đó là nhân công rẻ, đất đai, ưu đãi thuế, tiêu chuẩn về môi trường chưa chặt chẽ (DN không nhất thiết phải tuân thủ, tiết giảm được chi phí)...

Nhưng hiện nay, yếu tố chi phí rẻ đang giảm dần do lộ trình tăng lương tối thiểu, siết tiêu chuẩn môi trường, nguồn cung đất đai giảm, không còn sẵn cho các dự án thâm dụng đất đai, sử dụng nhiều lao động, đầu tư vào khu vực thuận tiện ở gần cảng biển. Lợi thế truyền thống mất đi, áp lực tăng giá trị trong chuỗi sản xuất toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải thu hút được những dự án công nghệ cao hơn, đồng nghĩa với nhu cầu cao hơn về năng lực chất lượng, không cần lao động biết chữ, chăm chỉ mà cần lao động có trình độ cao - yếu tố Việt Nam đang khan hiếm.

“Nghiên cứu cho thấy những dự án chất lượng cao luôn kỳ vọng năng lực điều hành của địa phương. Vì họ là những nhà đầu tư khó tính về môi trường kinh doanh nhưng chúng ta có những chuyển biến chậm. Ví dụ bảo hộ trí tuệ gần đây có chuyển biến nhưng chưa đáng kết so với các nước khác trong khi tham nhũng, thiếu minh bạch, rủi ro chính sách vẫn là những yếu tố đáng quan ngại” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Nắm bắt được tâm lý địa phương muốn thu hút FDI nhiều, nổi bật để thay đổi bức tranh kinh tế của tỉnh nhà nên nhà đầu tư lớn rất biết “kén cá chọn canh”. Họ sẽ “đi dạo” khắp nơi để tìm chỗ tốt nhất, địa phương nào mời chào, giảm các điều kiện, tăng ưu đãi sẽ được nhà đầu tư quan tâm. Đi theo xu hướng này, các địa phương sẽ cạnh tranh xuống đáy, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi để hút đầu tư về tỉnh, đặc biệt là dự án lớn.

Không nặng về vốn cam kết

Ông Phan Hữu Thắng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS), nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho rằng cần sớm đánh giá xu hướng sụt giảm của dòng vốn FDI mà Việt Nam có thể phải đối mặt, có thể từ năm nay cho đến giai đoạn 5 năm tiếp theo để có giải pháp phù hợp. Để bù đắp sự thiếu hụt từ động lực tăng trưởng này, ông Thắng cho rằng cần thiết phải chuyển từ coi trọng vốn cam kết sang coi trọng vốn thực hiện, biến vốn đăng ký ảo thành vốn thực chất trong bối cảnh khó tăng thu hút đầu tư mới. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam thu hút được khoảng 292 tỉ USD vốn đăng ký nhưng vốn giải ngân chỉ đạt hơn 140 tỉ USD, còn lại 150 tỉ USD chưa giải ngân được. Nguyên nhân đến từ cả hai phía. Về phía nhà đầu tư, có tình trạng đăng ký dự án “khủng”, sau đó không huy động kịp và đủ vốn theo tiến độ cam kết, không hoàn thành kế hoạch đầu tư đặt ra, dự báo thị trường không sát... Trong khi phía tiếp nhận đầu tư không theo sát được tình hình triển khai của dự án, lúc nặng tiền kiểm, lúc nặng hậu kiểm. “Giải pháp cần thiết hiện nay là tìm mọi cách hỗ trợ nhà đầu tư để giải ngân 150 tỉ USD đã cam kết, trừ các trường hợp lỡ cơ hội thị trường hoặc nhà đầu tư phá sản” - ông Thắng nói. Theo đó, cần phân loại các dự án theo tiến độ như đang triển khai, đã đi vào hoạt động, không có khả năng triển khai... để Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với địa phương tháo gỡ.

Ông Phan Hữu Thắng đánh giá mặc dù tình hình đã có nhiều thay đổi nhưng cách thu hút FDI của nhiều địa phương chưa có những biểu hiện mới. Mặc dù đã năng động hơn nhưng vẫn theo cách cũ là tổ chức hội thảo, đi nước ngoài... trong khi quan trọng là tư duy và cách làm của các cơ quan quản lý phải thay đổi. n

Tô Hà

Viết bình luận

Đoàn truyền thông Việt Nam thăm trụ sở tập đoàn xe điện BYD tại Trung Quốc

Đoàn truyền thông Việt Nam thăm trụ sở tập đoàn xe điện BYD tại Trung Quốc

Doanh nghiệp 21:49

Cuối tháng 4-2024, BYD – tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về xe điện đã tiếp đón phái đoàn đại diện truyền thông Việt Nam lần đầu tiên đến tham quan và làm việc tại trụ sở chính tại Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc).

Tập đoàn TTC: Những hành động từ trái tim đến trái tim

Tập đoàn TTC: Những hành động từ trái tim đến trái tim

Doanh nghiệp 21:48

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng bền vững, TTC và các đơn vị thành viên không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.

Lý do căn hộ The Origami có thể sinh lời ngay sau khi bàn giao

Lý do căn hộ The Origami có thể sinh lời ngay sau khi bàn giao

Dự án mới 17:57

Nằm trong lòng đại đô thị đẳng cấp quốc tế Vinhomes Grand Park, The Origami không chỉ ghi điểm với khách hàng muốn tìm chốn an cư mà với giới đầu tư kinh doanh, đây còn được ví như "mỏ vàng" hiếm có khó tìm vì khả năng sinh lời dồi dào.

AEON đa dạng mô hình bán lẻ và tăng tiện ích cho khách hàng

AEON đa dạng mô hình bán lẻ và tăng tiện ích cho khách hàng

Doanh nghiệp 15:56

AEON tiếp tục khai trương các trung tâm, siêu thị mới, đẩy mạnh chiến lược phát triển đa dạng về mô hình kinh doanh, đồng thời tiếp tục thực hiện bình ổn giá, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu còn tiếp diễn.

EVT - Nơi kết nối giá trị và phong cách

EVT - Nơi kết nối giá trị và phong cách

Doanh nghiệp 15:00

EVT tự hào là nhà sản xuất trang sức đá quý, bảo tồn và truyền cảm hứng qua từng thiết kế. Với bộ ba giá trị cốt lõi “Trung thực - Tôn trọng - Công bằng” tạo ra những sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn mang trong đó những giá trị văn hóa sâu sắc.

Những con số ‘khủng’ tạo nên thành công của Charm Fantasea 2024

Những con số ‘khủng’ tạo nên thành công của Charm Fantasea 2024

Nhịp sống 08:00

Charm Fantasea 2024 là sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Hồ Tràm. Chuỗi sự kiện vui chơi giải trí này kéo dài suốt 5 ngày nghỉ lễ với hơn 50 hoạt động hấp dẫn, trong đó có đại nhạc hội vào tối 30-4 quy tụ 120 nghệ sĩ biểu diễn và thu hút đến 22.000 khán giả.

Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai câu lạc bộ Sống Vui - Khỏe và Sống Xanh - Văn Minh - Đẳng Cấp

Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai câu lạc bộ Sống Vui - Khỏe và Sống Xanh - Văn Minh - Đẳng Cấp

Không gian sống 22:11

Được thành lập từ tháng 12-2023 với gần 21.000 thành viên đã tham gia, hai Câu lạc bộ (CLB) Sống Vui - Khỏe và Sống Xanh - Văn minh - Đẳng cấp do Vinhomes khởi xướng công bố chuỗi các hoạt động bổ ích, hấp dẫn dành riêng cho cư dân các khu đô thị Vinhomes trên toàn quốc liên tiếp từ nay đến tháng 12-2024.