Doanh nghiệp
28/03/2017 20:08

Dệt may “ăn đong”

Từ một ngành được dự báo là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, dệt may Việt Nam đang phải trải qua thời kỳ “ăn đong” khi Mỹ rút khỏi TPP và sức cầu thế giới giảm

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP HCM (Agtek), cho biết xuất khẩu dệt may 3 tháng đầu năm khá trầm lắng, hầu hết doanh nghiệp (DN) có đơn hàng nhưng chỉ cầm chừng, thiếu những đơn hàng lớn và rất bị động, giá rất cạnh tranh nên lợi nhuận không cao.

Gặp khó

Nếu trước đây các DN có năng suất tốt, đơn hàng tốt là lợi nhuận tốt thì nay những DN này chỉ thu được lợi nhuận tương đối. Sự trầm lắng của hoạt động xuất khẩu đã được dự báo từ đầu năm. Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong năm 2017, cạnh tranh từ Trung Quốc và Bangladesh gia tăng, thương mại toàn cầu suy giảm, tác động từ Brexit (nước Anh rời liên minh châu Âu)… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may Việt Nam, kéo tăng trưởng toàn ngành chậm lại, có thể giảm 5%-7% so với năm 2016. Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu dệt may khác trong khu vực và thế giới đều xác định Việt Nam là mục tiêu cạnh tranh chính. So với Lào, Myanmar, Bangladesh..., Việt Nam chịu nhiều thua thiệt khi xuất khẩu sang Mỹ vì thuế xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này vẫn ở mức 17%-18% và 8%-12% vào EU, còn các nước kia đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu.

Theo các DN, ngoài những khó khăn đã được dự tính trước, việc Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) tuy không tác động quá lớn nhưng cũng khiến tình hình khó khăn hơn. Từ năm 2014-2015, nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào các dự án sợi - dệt - nhuộm để đón đầu TPP. Trong nước, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng dồn vốn vào một số dự án sợi nhưng TPP gặp trục trặc, hầu hết các dự án đang chững lại. Các DN may xuất khẩu cũng không dám mạo hiểm mở rộng quy mô, năng lực sản xuất mà giữ ổn định chờ cơ hội phục hồi. Sự chuyển dịch đơn hàng từ các nước về Việt Nam để chuẩn bị năng lực cho TPP cũng tạm ngưng; khách hàng cũ cũng không dám mạnh dạn tăng đơn giá… Riêng với thị trường Mỹ, đơn hàng vẫn ổn định nhưng hiệu quả không cao do bị cạnh tranh nhiều hơn, sức mua yếu.

Công nhân đang làm việc tại một công ty may xuất khẩu Ảnh: Tấn Thạnh
Công nhân đang làm việc tại một công ty may xuất khẩu Ảnh: Tấn Thạnh

Thêm thời gian chuẩn bị

Đại diện Vinatex cho rằng việc Mỹ rút khỏi TPP không ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài vào dệt may Việt Nam. Các DN FDI không vì lý do này mà thu hẹp sản xuất hay giảm đầu tư vào Việt Nam. TPP thực tế là một “cái cớ”, là giá trị cộng thêm để các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam. Không có TPP, Việt Nam vẫn rất hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nền kinh tế mở, là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương với hầu hết thị trường lớn trên thế giới và trên hết, ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may còn trong giai đoạn sơ khai, ngành sản xuất nguyên phụ liệu cũng ì ạch không phát triển được. Vì vậy, các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam để tận dụng chi phí giá rẻ và xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam nhằm hướng đến xuất khẩu sang những thị trường khác. “Ngoài TPP, còn hơn 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã, đang và sẽ ký. Mặt tích cực của việc TPP bị trục trặc là DN dệt may Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị, nâng sức cạnh tranh để khai thác các thị trường xuất khẩu - bao gồm Mỹ - hiệu quả hơn. Các DN trong nước cần tận dụng cơ hội này để chuẩn bị chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, tăng năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng, sẵn sàng hơn cho các FTA thế hệ mới” - đại diện Vinatex cho biết.

Theo các DN, FTA thế hệ mới mang đến cho DN Việt nhiều cơ hội nhưng trong thực tế, không dễ tận dụng các cơ hội đó. Với FTA Việt Nam - Hàn Quốc, xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu do các DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam thực hiện; thị trường Hàn Quốc lại nhỏ, nhu cầu không lớn nên DN Việt khó chen chân vào chuỗi cung ứng của họ. Với thị trường Nga, đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa nhà nhập khẩu Nga và nhà xuất khẩu Việt, hai bên đã nỗ lực kết nối nhưng vẫn chưa thể xâm nhập vào thị trường Nga được do còn nhiều rủi ro trong thanh toán, vấn đề logistic chưa thông thoáng. Ngay cả với EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU) sẽ ký vào đầu năm 2018 sẽ mở ra nhiều tiềm năng nhưng tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU hiện không cao và không có nhiều triển vọng tăng trưởng.

Phương An
Công ty Quảng cáo Hoàng Gia: Đưa thương hiệu của bạn tới “trái tim” thành phố

Công ty Quảng cáo Hoàng Gia: Đưa thương hiệu của bạn tới “trái tim” thành phố

Doanh nghiệp 11:08

Trong kinh doanh cạnh tranh, ngoài nội dung, vị trí quảng cáo rất quan trọng để thu hút chú ý. Với Công Ty TNHH Truyền thông Mỹ thuật Quảng cáo Hoàng Gia (HG ADV), thương hiệu không chỉ được nhìn thấy mà còn được cảm nhận sâu sắc, nhờ vào những vị trí quảng cáo được đặt tại các khu vực trọng điểm.

Cơ hội bay Đà Nẵng - Ahmedabad với giá vé chỉ từ 0 đồng

Cơ hội bay Đà Nẵng - Ahmedabad với giá vé chỉ từ 0 đồng

Điểm đến hấp dẫn 10:57

Vietjet mở bán vé bay thẳng giữa Đà Nẵng và Ahmedabad (Ấn Độ) với 2 chuyến khứ hồi mỗi tuần từ hôm nay.

Hơn 8 tỉ đồng sẽ được trao trong chương trình Học bổng Đinh Thiện Lý

Hơn 8 tỉ đồng sẽ được trao trong chương trình Học bổng Đinh Thiện Lý

Nhịp sống 10:51

Ngày 21-9-2024 tới đây, Công ty Phú Mỹ Hưng và Quỹ Đinh Thiện Lý sẽ tổ chức “Lễ trao học bổng Đinh Thiện Lý lần 22 và trao tài trợ năm 2024” tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) Quận 7, TP HCM.

Truyền tải giá trị nhân văn của chính sách BHYT đến HS-SV

Truyền tải giá trị nhân văn của chính sách BHYT đến HS-SV

Nhịp sống 08:00

Bảo hiểm Xã hội TP HCM đặt mục tiêu trong năm học 2024-2025 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Quỹ Khởi sự Từ tâm của Tập đoàn Kim Oanh tổ chức trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Quỹ Khởi sự Từ tâm của Tập đoàn Kim Oanh tổ chức trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Thị trường 17:18

(NLĐO) – Quỹ khởi sự từ tâm - Tập đoàn Kim oanh đã tổ chức chương trình Chuyện Trăng non cho hơn 72 trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

Hoạt động cộng đồng 14:04

DatVietVAC Group Holdings và nghệ sĩ đến từ các chương trình Anh Trai “Say Hi”, Rap Việt, 2 Ngày 1 Đêm Vietnam, Our Song Vietnam vừa ủng hộ số tiền 1 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào đang chịu thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ kéo dài.

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

Hoạt động cộng đồng 14:02

Chung tay cùng cả nước, toàn thể người lao động của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trích 1 ngày lương/người nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão số 3. Bên cạnh đó, MB tiếp tục ủng hộ trực tiếp đến các địa phương vùng bão, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.