Doanh nghiệp
27/04/2017 06:10

Để hộ kinh doanh “tự nguyện” lên doanh nghiệp

Quan trọng nhất là nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để hộ kinh doanh sẵn sàng lên doanh nghiệp chứ không phải ép buộc bằng biện pháp hành chính

Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp (DN) được tổ chức tại TP HCM, ngày 26-4. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng không thể dùng những “mồi câu” ngắn hạn như các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hoặc biện pháp hành chính ép buộc hộ kinh doanh lên DN, mà nên để họ “tự nguyện”, sẵn sàng chuyển đổi.

Lo lắng phải lên DN…

Số liệu thống kê cho thấy hiện cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ kinh doanh, tổng tài sản ước tính khoảng 655.000 tỉ đồng, nộp hơn 12.300 tỉ đồng tiền thuế và giải quyết gần 8 triệu lao động. Hiện nhà nước đang khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên thành DN để hoạt động chuyên nghiệp hơn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội… Dù hộ kinh doanh có nhiều hạn chế về quyền kinh doanh so với DN nhưng thực tế không phải hộ kinh doanh nào cũng muốn chuyển đổi lên thành DN.

Một cảm nhận được ông Phan Đức Hiếu chia sẻ xung quanh chuyện khuyến khích hộ kinh doanh lên DN gần đây là thay vì hào hứng, nhiều hộ kinh doanh lại lo lắng, sợ bị bắt phải lên DN. Thực tế, hộ kinh doanh cá thể đang có những lợi thế nhất định so với DN như về chế độ sổ sách kế toán khi chỉ có 6 loại so với vài chục loại của DN nhỏ và vừa, chỉ phải đóng thuế môn bài, nộp kê khai hoặc thuế khoán, không phải đóng thuế GTGT, thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN...

Chia sẻ tại diễn đàn, rất nhiều hộ kinh doanh thừa nhận không muốn lên DN vì thấy chi phí hoạt động sẽ tăng hơn nhiều so với lợi ích nhận được. Thực tế theo ông Phan Đức Hiếu, nếu chuyển đổi lên DN, các hộ kinh doanh sẽ tốn kém thêm chi phí tuân thủ, chịu sự thanh kiểm tra, giám sát kỹ hơn của cơ quan quản lý.

Nhiều hộ kinh doanh không muốn lên DN vì chi phí hoạt động sẽ tăng hơn nhiều so với lợi ích nhận được Ảnh: Vũ Phương
Nhiều hộ kinh doanh không muốn lên DN vì chi phí hoạt động sẽ tăng hơn nhiều so với lợi ích nhận được Ảnh: Vũ Phương

“Việc hộ kinh doanh lo lắng phải lên DN là điều cần quan tâm. Bởi nếu chúng ta không cân nhắc thực tế này mà vội vàng ra chính sách, lại thiên về ép buộc hành chính thì dù có hỗ trợ ban đầu cho việc chuyển đổi, ưu đãi về tài chính; sau đó, những hỗ trợ này cũng chỉ có thời hạn nhất định. Và xu hướng sau khi kết thúc những chính sách ưu đãi, DN có thể lại trở về “hình hài” của hộ kinh doanh...” - ông Phan Đức Hiếu nhận xét.

Sửa điểm nghẽn lớn về thuế, kế toán

Theo các chuyên gia, 2 điểm nghẽn lớn nhất khiến hộ kinh doanh ngại lên DN là chính sách thuế và kế toán. Vì hộ kinh doanh cho rằng chuyển lên DN sẽ tăng gánh nặng về báo cáo thuế, kế toán nên không muốn chuyển đổi. Thực tế hiện nay, các quy định đang có sự bất cập khi chế độ kế toán áp dụng cho DN quá chặt chẽ nhưng áp dụng cho hộ kinh doanh lại lỏng lẻo, mức thuế khoán không đáng kể.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, cho rằng các hộ kinh doanh băn khoăn nhất khi lên DN là phải nộp thuế nhiều hơn. Với mức thuế khoán hiện nay, cán bộ thuế có thể định đoạt mức thuế hộ kinh doanh phải nộp, trong khi “nếu lên DN sẽ phải nộp thuế cao hơn mà lại phải giữ sổ sách”. Cụ thể, hiện tại, hộ kinh doanh chỉ cần một cuốn sổ chợ nhưng lên DN theo quy định phải lập tới 5 báo cáo khác nhau, trong đó có báo cáo lưu chuyển tiền tệ và điều này không đơn giản, lại tăng chi phí. Do đó, để thúc đẩy hộ kinh doanh lên DN cần tạo điều kiện tốt nhất, kết hợp việc khuyến khích tự nguyện chuyển đổi với áp dụng hình thức bắt buộc nhằm tuân thủ quy định, nhất là với những hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động, có doanh thu cao nhất trong các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, bán buôn - bán lẻ hàng ngoại nhập có giá trị cao...

Liên quan đến chính sách thuế, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thu nhập cá nhân - Tổng cục Thuế, cho biết định hướng cải cách chính sách thuế của ngành thuế trong thời gian qua đang theo xu hướng đưa ra giải pháp tổng thể chứ không nhằm vào đối tượng cụ thể là đẩy hộ kinh doanh lên thành DN. Ngành thuế đã sửa đổi chính sách thuế theo hướng minh bạch hơn. Theo kế hoạch, trong giai đoạn tới sẽ áp dụng kê khai, nộp thuế điện tử đối với cả hộ kinh doanh.

“Lĩnh vực hộ kinh doanh sẽ không áp dụng toàn bộ thuế khoán theo hình thức buông lỏng hiện nay mà khai, nộp thuế điện tử, nhất là đối với các hộ kinh doanh có sử dụng lượng hóa đơn lớn. Có 2 lý do hộ kinh doanh không chuyển lên DN là những hộ hoạt động chân chính ngại lên vì sợ nhiều thủ tục và một nhóm hộ kinh doanh đang núp bóng để hưởng thuế khoán. Hiện ở TP HCM và Hà Nội có những hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn lên đến hàng trăm tỉ đồng mỗi năm và số lượng hóa đơn thậm chí gấp nhiều lần DN. Nếu áp dụng kê khai, nộp thuế điện tử sẽ không còn tình trạng cá nhân núp bóng hộ kinh doanh để tránh, né thuế” - bà Lan nói.

SONG HÀ
Quỹ Khởi sự Từ tâm của Tập đoàn Kim Oanh tổ chức trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Quỹ Khởi sự Từ tâm của Tập đoàn Kim Oanh tổ chức trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Thị trường 17:18

(NLĐO) – Quỹ khởi sự từ tâm - Tập đoàn Kim oanh đã tổ chức chương trình Chuyện Trăng non cho hơn 72 trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

Hoạt động cộng đồng 14:04

DatVietVAC Group Holdings và nghệ sĩ đến từ các chương trình Anh Trai “Say Hi”, Rap Việt, 2 Ngày 1 Đêm Vietnam, Our Song Vietnam vừa ủng hộ số tiền 1 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào đang chịu thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ kéo dài.

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

Hoạt động cộng đồng 14:02

Chung tay cùng cả nước, toàn thể người lao động của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trích 1 ngày lương/người nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão số 3. Bên cạnh đó, MB tiếp tục ủng hộ trực tiếp đến các địa phương vùng bão, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.

Eximbank đồng hành cùng khách hàng sau bão Yagi với lãi suất ưu đãi

Eximbank đồng hành cùng khách hàng sau bão Yagi với lãi suất ưu đãi

Ngân hàng 11:58

(NLĐO) - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Doanh nghiệp 13:36

EVNHCMC đã phát động đến toàn thể công nhân viên chức, người lao động ủng hộ ít nhất 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

Doanh nghiệp 13:35

Đoàn công tác của EVNGENCO3 đã đến kiểm tra tình hình nhà máy và thăm hỏi, động viên CBCNV tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương sau bão Yagi.

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Ngân hàng 13:35

Theo văn hóa Á Đông, Tết Trung thu là cơ hội để sum họp gia đình, hướng trái tim mỗi người con xa xứ về với cội nguồn, kết nối tình thân - hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Trong thời đại số hiện nay, chúng ta có thêm nhiều phương thức để kéo gần, kết nối thành viên trong gia đình.