Doanh nghiệp
04/12/2016 19:17

Cần cú hích để bay cao, bay xa

Các hãng hàng không trong nước những năm gần đây đã vươn lên mạnh mẽ cả về chất lượng và quy mô đội tàu bay nhưng so với các hãng hàng không trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta vẫn còn một khoảng cách không nhỏ

230 tàu bay sẽ là quy mô đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020. Điều này được thể hiện trong dự thảo Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không và đội tàu bay dân dụng Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vừa được Cục Hàng không Việt Nam trình lên Bộ Giao thông Vận tải.

Đường bay “mở cửa bầu trời”

Theo đánh giá của các chuyên gia, so với quy mô đội tàu bay sau 4 năm tới được Cục Hàng không Việt Nam lên kế hoạch, các hãng hàng không được phép mua sắm thêm tối đa 89 chiếc, tính trung bình khoảng 22 chiếc/năm. “Đây là dư địa hẹp nếu so với nhu cầu của thị trường cũng như mong muốn của các hãng hàng không” - một lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam đánh giá.

Bên cạnh đó, số liệu mới nhất từ CAPA Fleet Database cho thấy Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng máy bay đang khai thác nhưng tính theo số đơn đặt hàng máy bay thì đã vươn lên hạng thứ 3, chỉ sau Malaysia và Indonesia.

Nếu tính theo hãng hàng không thì thứ hạng xếp theo số lượng máy bay đang khai thác lần lượt là Vietnam Airlines đứng thứ 4, Vietjet đứng thứ 18. Còn xếp theo đơn hàng đã ký thì Vietjet đứng thứ 3, Vietnam Airlines thứ 12, Jetstar Pacific thứ 17 trong khu vực.

Như vậy là trong 10 năm tới, số lượng máy bay của Việt Nam sẽ tăng rất nhanh, từ con số 142 chiếc như hiện nay lên gần 440 chiếc. Tuy nhiên, quy mô đội bay của Việt Nam vẫn chưa bằng một nửa so với 2 quốc gia dẫn đầu.

Theo TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần nhìn nhận tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 2 con số mỗi năm của ngành hàng không ở một góc nhìn tích cực, lạc quan hơn thay vì lo ngại phát triển nóng, điều này thể hiện rõ qua hệ thống sân bay, đường bay, lực lượng máy bay...

Đội máy bay của Việt Nam sẽ tăng nhanh trong 5-10 năm tới, cần có sự đầu tư đáng kể về hạ tầng sân bayẢnh: Thúy Ngọc
Đội máy bay của Việt Nam sẽ tăng nhanh trong 5-10 năm tới, cần có sự đầu tư đáng kể về hạ tầng sân bayẢnh: Thúy Ngọc

TS Lưu Bích Hồ cho rằng thực tế nhu cầu đi lại, giao thương, du lịch của người dân tăng mạnh trong những năm qua là có thật, chủ yếu do kinh tế đất nước phục hồi tốt và do các hãng đã xây dựng chính sách giá vé hợp lý, thu hút được nhiều đối tượng đi lại bằng đường hàng không.

Theo TS Lưu Bích Hồ, nếu không duy trì tốc độ tăng trưởng đội tàu bay, phát triển mạng bay trong nước thì thị phần vận chuyển khách rất dễ rơi vào tay các hãng hàng không ngoại.

“Chúng ta phải làm cho hạ tầng theo kịp sự phát triển thay vì kêu gọi phát triển hợp với hạ tầng. Phải cố gắng đáp ứng được nhu cầu chứ không phải níu kéo sự phát triển vì không có hạ tầng tốt” - TS Hồ nói.

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch tổ chức vào ngày 9-8-2016 ở Hội An (Quảng Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục đầu tư mở rộng sân bay, đường bay, “mở cửa bầu trời” góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Không bỏ lỡ cơ hội

Theo IATA, ngành hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang lại 33 triệu việc làm và đóng góp 700 tỉ USD vào GDP khu vực. Dự đoán, trong 30 năm tới, ngành công nghiệp này sẽ tạo ra 70 triệu việc làm và 1.300 tỉ USD.

“Nếu chúng ta khai thác được tiềm năng của ngành này thì sẽ tạo ra lượng việc làm và đóng góp kinh tế tương ứng” - ông Tony Tyler, Giám đốc điều hành kiêm CEO của IATA, nhận định. Đây thực sự là cơ hội “vàng” để ngành hàng không Việt Nam phát triển, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiến lược, có vị thế trong khu vực. Do đó, các chuyên gia cho rằng việc mở rộng đội tàu bay là tất yếu và thay vì kìm hãm, cần khuyến khích các hãng nội địa xây dựng chính sách giá vé hợp lý, thu hút được nhiều đối tượng đi lại bằng đường hàng không.

Thực tế, hạ tầng hàng không Việt Nam có cái khó song không phải là vấn đề bất khả thi. Hạ tầng quá tải nhưng không phải trên toàn bộ hệ thống sân bay mà chỉ ở các sân bay trọng điểm. Khảo sát cho thấy chỉ có cảng hàng không Tân Sơn Nhất vượt quá công suất khai thác nhưng đã có các biện pháp giải quyết ngắn hạn như có thể kêu gọi xã hội hóa, đầu tư mở rộng nhà ga, sân đỗ, kết hợp với các dự án cải thiện hạ tầng quanh sân bay của TP HCM đang triển khai và dự án cải thiện năng lực về tổ chức vận hành, cất/hạ cánh (hiện năng lực trung bình quốc tế là hơn 60 lượt và tổng công ty bay hiện đang nỗ lực phấn đấu ngang bằng với mức quốc tế).

“Nhà nước phải tính đến khả năng thu hút đầu tư, xã hội hóa để tư nhân có thể tham gia. Đây là điều tất yếu khi hội nhập, điều này sẽ giúp chúng ta có năng lực cạnh tranh mới, nguồn lực đầu tư mới. Nhà nước cần bỏ những rào cản kinh doanh để thu hút đầu tư trên nguyên tắc có sự lựa chọn khách quan, minh bạch” - đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường chia sẻ với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Ông Cường cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn dài hạn, cần khuyến khích các hãng nội địa xây dựng chính sách giá vé hợp lý, tạo điều kiện cho các hãng hàng không - là những người sử dụng - được tham gia quy hoạch hạ tầng sân bay, tham gia phối hợp trong các chương trình nâng cao năng lực quản lý bay; chương trình cổ phần hóa, tư nhân hóa lĩnh vực hàng không và giao thông vận tải.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng: “Những chính sách này sẽ giúp các hãng hàng không tự tin, mãnh mẽ bứt phá, tạo nên những thay đổi tích cực cho hàng không Việt Nam và khu vực, đóng góp cho ngân sách, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, cộng đồng”.

Hà Linh
SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

Ngân hàng 22:09

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

Doanh nghiệp 17:30

EVNSPC đã đóng điện thành công, đưa vào vận hành 08 công trình lưới điện trọng điểm, đáp ứng nhu cầu tăng phụ tải trên địa bàn

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Văn hóa – Giải trí 17:29

Kỷ niệm 20 năm khai trương TTTM Vincom Center Bà Triệu - TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật "Đến Vincom - Chào Tôi Mới"

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

Không gian sống 15:12

Những tòa tháp The Symphony thuộc tổ hợp semi-compound Sun Symphony Residence được gọi “tòa tháp quốc tế” bởi hội tụ loạt giá trị đẳng cấp, khác biệt hiếm có.

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Dự án mới 15:11

Thu hút gần 30% tổng khách Quốc tế của cả nước với chi tiêu cao gấp 7 lần khách nội địa, Khánh Hòa cho thấy tương lai đầy rực rỡ của ngành dịch vụ không khói.

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 15:11

Nhờ đáp ứng tiêu chí chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong, PNJ đánh dấu cột mốc 9 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Doanh nghiệp 15:10

Yến sào Khánh Hòa vinh dự là đơn vị sản xuất và kinh doanh yến sào duy nhất nhận Chứng nhận Thương hiệu Quốc gia với 5 dòng sản phẩm