Các nhà khoa học Ấn Độ mới đây đã chỉ ra rằng biến đổi gen do sử dụng thuốc lá có thể dẫn đến ung thư. Phát hiện mới này dựa trên một nghiên cứu di truyền trên 383 bệnh nhân bị ung thư ở đầu và cổ đang trong quá trình điều tại Viện Khoa học y học Ấn Độ (AIIMS), và 383 người bình thường.
Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng biến đổi gen do sử dụng thuốc lá có thể dẫn đến ung thư.
Các bác sĩ nhận thấy 93% bệnh nhân là những người sử dụng thuốc lá và tính đa hình của HLA-G, một phân tử điều biến miễn dịch có khả năng ức chế hoạt động tế bào miễn dịch, cao hơn ở các bệnh nhân so với những người bình thường. Nhóm các nhà nghiên cứu từ AIIMS bao gồm TS.Vertica Agnihotri, TS. Sharmishta Dey và TS. Lalit Kumar.
Nghiên cứu cho rằng ung thư ở đầu và cổ rất phổ biến ở đàn ông Ấn Độ và phần lớn là do sử dụng thuốc lá.
TS.Agnihotri cho biết khói thuốc lá có chứa hơn 50 chất gây ung thư, đặc biệt là chất nicotine.
"Những hóa chất này có thể tác động đến quá trình phá hủy ADN bằng cách tạo ra môi trường sản sinh gốc tự do "tốt". Điều này có thể gây ra sự biến đổi di truyền của ADN", bà chia sẻ.
Trong ngày Thế giới không thuốc lá, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ J P Nadda và Tổng giám đốc dịch vụ y tế Jagdish Prasad đã khai mạc cuộc vận động nâng cao nhận thực toàn dân về các tác hại tiêu cực của việc sử dụng thuốc lá.
Tổ chức Y tế Thế giới với sứ mệnh của mình đang kêu gọi các quốc gia ưu tiên, và đẩy mạnh các nỗ lực kiểm soát thuốc lá như một phần trong nội dung cam kết của họ trong Chương trình Phát triển bền vững tới năm 2030.