Ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, không khí bụi bặm không chỉ là nỗi ám ảnh của con người đang phải đối mặt, mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Ô nhiễm nguồn nước tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, vô sinh
Theo báo Dân trí ô nhiễm nguồn nước đang trở thành vấn đề đáng báo động khi Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, khoảng 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển do nguồn nước và môi trường không đảm bảo.
Còn theo Liên Hiệp Quốc, mỗi năm, số người chết vì nguồn nước ô nhiễm còn nhiều hơn số người chết do các hình thức bạo lực, bao gồm cả chiến tranh.
Ô nhiễm nguồn nước làm tăng nguy cơ ung thư, vô sinh
Ngoài tiềm ẩn khả năng gây ung thư, sử dụng nước nhiễm bẩn cũng làm gia tăng các loại bệnh tật về da, đường tiêu hóa, đau mắt… Ví dụ, nước nhiễm canxi, mangan hay magie sẽ gây hại đường tiêu hóa, tạo các bệnh sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang; gây bướu cổ…
Nước nhiễm độc tố từ thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật có khả năng gây ngộ độc và bệnh lý nghiêm trọng về gan… Nước nhiễm khuẩn, vi sinh có thể gây dịch tả, bệnh về da…
Ô nhiễm không khí gây các bệnh tim mạch, hô hấp
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên, gây viêm đường hô hấp trên như tai mũi họng. Bệnh nhân thường xuyên nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn gây tình trạng dị ứng gây hen suyễn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây cho thấy các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra.
Ô nhiễm không khí nguyên nhân gây bệnh hô hấp, tim mạch
Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. PGS Nam khuyến cáo, các chất độc không khí vào cơ thể chính là tác nhân gây ung thư phổi, vòm họng, mũi.
Còn về tim mạch, chất ô nhiễm sẽ làm tăng độc tố trong máu, độc tố ngấm trong máu gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, từ đó gây nên các hệ lụy nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim,…
Ô nhiễm ánh sáng làm giảm thị lực, ung thư
Trao đổi với PV báo Vietnamnet PGS.TS Trần Hải Yến (Bộ môn Mắt, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch), ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khả năng chịu đựng của con người và môi trường. Đó cũng là yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng sức khoẻ thị giác, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất lao động của nguồn nhân lực và gây gia tăng chi phí xã hội.
Ô nhiễm ánh sáng là vấn đề của xã hội hiện đại, đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và đang được nghiên cứu trên thế giới không kém gì các loại ô nhiễm khác.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) còn cảnh báo, người sống trong môi trường bị ô nhiễm ánh sáng sẽ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tăng khả năng ung thư - căn bệnh mà Việt Nam đang trong tốp đầu thế giới về số người mắc bệnh và lâu nay chỉ có “sát thủ” thực phẩm bẩn được điểm mặt chỉ tên.
Ô nhiễm tiếng ồn gây ra ù tai, suy giảm thính lực
Ô nhiễm tiếng ồn gây ra những vấn đề về tim, suy giảm trí nhớ
Theo VnExpress ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người như sau:
Cản trở học hành
Một số công trình nghiên cứu quy mô lớn gần đây đã xếp ô nhiễm tiếng ồn đứng đầu trong danh sách ô nhiễm không khí có hại đối với sức khỏe con người.
Ô nhiễm tiếng ồn có hại cho cả người lớn lẫn trẻ con. Trẻ em phải tiếp xúc với tiếng ồn liên tục sẽ gặp khó khăn với việc học tập. Nhất là khả năng hoàn thành bài tập và học ngôn ngữ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Mất ngủ
Ô nhiễm tiếng ồn cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của con người. Nếu một người thiếu ngủ thì toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Ù tai
Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn sẽ khiến con người bị ù tai (luôn nghe thấy âm thanh rè rè bên tai). Tình trạng này tác động xấu đến hệ thần kinh và sức khỏe của bạn.
Huyết áp cao
Những nghiên cứu cho thấy ô nhiễm tiếng ồn cũng là nguyên nhân làm huyết áp cao và gây ra những vấn đề về tim. Loại ô nhiễm này đang ngày càng trở nên nguy hiểm cho con người trong hiện tại và tương lai.
Suy giảm trí nhớ
Ô nhiễm tiếng ồn cũng tác động đến trí nhớ của con người và những khả năng nhận thức khác. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ bài học của trẻ em.
"Mức ô nhiễm tiếng ồn có thể chấp nhận được là khoảng 40 decibel (dB). Tất cả âm thanh vượt quá mức này có thể nguy hại đến khả năng nghe và sức khỏe của bạn", các nhà nghiên cứu cảnh báo.