Nhân rộng nghiên cứu đề kháng kháng sinh SOAR
SOAR tập trung vào các tác nhân vi khuẩn chính thường gây nhiễm khuẩn hô hấp mắc phải trong cộng đồng; cung cấp các dữ liệu về khảo sát độ nhạy cảm của các vi khuẩn đối với những kháng sinh (KS) hiện có, từ đó hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn ở mỗi địa phương.
Tiến hành lần đầu vào năm 2002, chỉ có 11 nước tham gia và lĩnh vực nghiên cứu của SOAR còn giới hạn. Đến nay, SOAR được nhân rộng đến 31 nước với 54 trung tâm nghiên cứu vi sinh, trong đó có Việt Nam. Tương lai, SOAR có kế hoạch mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các chủng vi khuẩn thường gặp trong những bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện và các chủng khuẩn Gram (-) đề kháng/đa kháng thuốc và mở rộng phạm vi khảo sát đến nhiều quốc gia.
Nâng cao nhận thức về đề kháng kháng sinh
GSK tham gia vào các dự án liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp và đề kháng (ĐK) kháng sinh trong cộng đồng thông qua việc liên tục phối hợp với nhiều đơn vị y tế ở nhiều quốc gia khác nhau để thực hiện những chương trình huấn luyện - giáo dục cộng đồng, đặc biệt là kết hợp cùng các hiệp hội y khoa chuyên ngành để tổ chức các hội thảo khoa học nhằm mục đích truyền thông và vận động chỉ định cũng như sử dụng KS hợp lý, góp phần kiểm soát ĐKKS trên toàn cầu.
Chống hàng giả
Ngoài những cam kết về chất lượng, chuẩn hóa các quy trình và thiết kế mẫu đóng gói nguyên bản của chính hãng là những bước cần thực hiện để phòng tránh hàng giả. GSK đã đầu tư vào các giải pháp công nghệ như hình ảnh 3 chiều và thay đổi mực màu, kỹ thuật in chìm và nhận diện kỹ thuật số... Dựa trên các nền tảng kỹ thuật có sẵn này, GSK đã cẩn trọng xem xét về khả năng ứng dụng các quy chuẩn chất lượng toàn cầu tùy theo tình hình kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng và chi phí cơ bản của mỗi địa phương.
Quan hệ hợp tác công - tư
GSK tăng cường thắt chặt quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đặc biệt là các hiệp hội về các bệnh nhiễm khuẩn tại mỗi địa phương để tăng cơ hội giáo dục cộng đồng về ĐKKS.
Phát triển bền vững nền công nghiệp xanh
Những năm qua, ngành công nghiệp dược phẩm liên tục tăng tốc, tập trung các nỗ lực vào một nền công nghiệp xanh và phát triển bền vững. GSK cũng đẩy mạnh những cam kết sử dụng quy trình và nguyên liệu xanh trong sản xuất các hoạt chất dược phẩm và thuốc thành phẩm. Để bảo vệ môi trường, GSK cam kết giảm 25% khí thải carbon, tiết kiệm 20% lượng nước tiêu thụ và giảm được 50% chất thải cho đến năm 2020 (so với cột mốc năm 2010).
Đồng thời, GSK không cấp phép cho các KS của tập đoàn được sử dụng trong nông nghiệp/chăn nuôi; bảo đảm các đơn vị cung ứng sản xuất thuốc - vắc-xin của tập đoàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xử lý chất thải KS trên toàn cầu.
Nghiên cứu và phát triển KS
Ngoài ưu thế là nhà phát minh và phát triển, GSK còn cam kết thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực KS thông qua mô hình hợp tác công - tư. Cụ thể, năm 2014, GSK và Đại học Uppsala dẫn đầu hơn 30 trường đại học và các công ty ở châu Âu tham gia một dự án phát triển những loại KS mới nhằm chống lại các chủng vi khuẩn Gram (-) kéo dài 6 năm, được tài trợ bởi Innovative Medicines Initiative (theo thông tin từ Đại học Uppsala). Mới đây, GSK đã thông báo về một loại thuốc nghiên cứu tiên tiến nhất của mình - một dạng KS cơ chế mới Gepotidacin (GSK2140944) được phát triển trên cơ sở hợp tác nghiên cứu của GSK và Cơ quan Phát triển Nghiên cứu y sinh của chính phủ Mỹ, hiện đang tiến đến nghiên cứu pha III.
Tư vấn thêm với bác sĩ và truy cập http://vn.gsk.com để biết thêm thông tin. Chương trình hành động nâng cao nhận thức về phòng chống ĐKKS do VPĐD GSK TP HCM phối hợp cùng Hội Hô hấp TP HCM thực hiện.