Khi cơ thể thiếu natri sẽ xuất hiện các triệu chứng chán ăn, tức ngực, tim đập nhanh, tụt huyết áp, đau đầu, hoa mắt hay co cơ; nếu nghiêm trọng sẽ xảy ra choáng, sau cùng tử vong do suy hô hấp. Có thể nói, muối ăn là "bạn thân thiết" của sức khỏe ẩm thực, thế nhưng, nếu dùng không đúng thì muối có thể trở thành "kẻ thù" đối với sức khỏe.
Các chuyên gia đề xuất ăn uống của người phương Đông nên nhạt hơn, cần dùng muối khoa học, mặn nhạt phối kết hợp lý. Người ta ăn muối quá nhiều, còn có người thích ăn cải muối và thực phẩm gia công đậm chất điều vị. Do vậy, chuyên gia kiến nghị mỗi người ăn uống theo nguyên tắc thanh nhạt, mỗi người hấp thu 3-5 g/ngày là thích hợp, tối đa không vượt quá 6 g/ngày. Ngoài việc nêm nếm ít muối, cần hạn chế nước tương, nước mắm, cải muối, cá muối, trứng muối, giăm-bông, xúc xích, trứng bắc thảo, bột nêm, đường hóa học, hũ chao, đậu hũ muối, nước ngọt…
Có thể kể ra một số mối quan hệ, trong đó có ảnh hưởng của muối:
- Muối ăn với cao huyết áp: Chúng ta đều biết ăn muối quá nhiều sẽ gây cao huyết áp. Hiện nay, mỗi người dân hấp thu hằng ngày lượng muối 15-20 g, quá cao so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là không vượt quá 6 g. Do vậy, người bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gan, thận nếu không có khuyến cáo đặc biệt từ thầy thuốc thì nên tự hạn chế lượng muối hấp thu.
- Muối ăn với bệnh tiểu đường: Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường ngoài việc kiểm soát đường cũng cần hạn chế muối ăn. Bởi sau khi đi vào cơ thể, muối ăn có thể kích hoạt hoạt tính của amylase, tăng tốc tiêu hóa với men này, nâng cao sự tái hấp thu của ruột non với glucose, từ đó gây ra tăng đường huyết sau khi ăn. Do vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn uống ít muối, mỗi ngày dưới 2g để tránh bệnh tăng nặng.
- Muối ăn với thai phụ: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hấp thu lượng muối quá nhiều thì lượng muối này sẽ giữ nhiều nước trong cơ thể và đây được xem là một trong những nguyên nhân chính của "chứng huyết thanh" của phụ nữ có thai. Ngược lại, nếu thai phụ ăn muối quá ít sẽ phát sinh cơn đau co thắt, bị co giật toàn thân rất đớn đau. Vì thế, phần đông giới y học chủ trương rằng thai phụ cần giảm bớt lượng muối ăn so với bình thường nhưng cũng không thể để quá thiếu.
- Muối ăn với trẻ sơ sinh: Thử nghiệm khoa học cho thấy hàm lượng muối trong mỗi kg sữa mẹ hay sữa bò lần lượt là 0,15 g và 0,5 g. Do vậy, bù muối bằng sữa mẹ hay sữa bò là không đủ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng không thích hợp với lượng muối ăn quá nhiều do thận chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng đào thải natri yếu so với người trưởng thành... Bên cạnh đó, trẻ dùng thức ăn quá mặn trong thời gian dài sẽ làm tăng ion trong cơ thể, tạo thành ion kali theo nước tiểu bài tiết quá nhiều, có thể dẫn đến suy tim, yếu liệt cơ bắp. Trẻ nhỏ ăn muối quá nhiều cũng sẽ bị cao huyết áp.
- Muối ăn với người bệnh: Thầy thuốc khi tiêm truyền nước muối sinh lý trong thủ thuật ngoại khoa và phương pháp điều trị khác đều nhằm mục đích bù muối cho người bệnh, dự phòng người bệnh đi vào trạng thái sốc do thiếu muối. Phần muối trong cơ thể quá thiếu dễ gây ra các chứng như co cơ, tức ngực, giảm sức đề kháng, ngủ không sâu, mơ nhiều...