Trong nhiều thập niên, các chuyên gia đã cảnh báo phụ nữ về những tác hại của việc đi giày cao gót lên bàn chân và các khớp xương. Nhưng tất cả những lý do đó chưa đủ thuyết phục để phải đẹp ngó lơ với những đôi giày gót nhọn tôn dáng.
Tuần trước, Helen Sewell, một huấn luyện viên truyền thông đã nhận định tại Ủy ban điều tra về tác động của quy tắc ăn mặc tại nơi làm việc rằng: “Mang giày cao gót tác động nghiêm trọng đến khả năng suy nghĩ đúng đắn, khả năng hít thở đúng cách”.
Phụ nữ đã được cảnh báo về những rủi ro khi mang giày cao gót trong thời gian dài.
Trước đó cũng có nhiều nghiên cứu xác định các nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc đi giày cao gót trong thời gian dài.
Báo cáo của các nhà sinh lý học tại trường Đại học Bắc Carolina, Mỹ hồi năm ngoái chỉ ra rằng trong khi mang giày cao gót ban đầu tăng cường sức mạnh của các cơ bắp chân, nó cũng khiến các cơ bắp suy yếu dần dẫn đến thương tích.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy giày cao gót có thể dẫn đến các vấn đề bao gồm cả ngón chân cái bị cong vĩnh viễn, cơ bắp mệt mỏi và viêm xương khớp do hao mòn khớp xương. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn thế là Tiến sĩ David Agus, một giáo sư y khoa tại Đại học Nam California đã nghiên cứu và phát hiện mang giày cao gót liên quan tới căn bệnh ung thư.
Trong cuốn sách, tạm dịch là “Hướng dẫn đơn giản giúp bạn sống thọ”, trong đó liệt kê các bước đơn giản mọi người nên làm để giảm nguy cơ ung thư và bệnh tật lâu dài, giáo sư Agus khuyến cáo tránh đi giày cao gót và mang những đôi giày thoải mái.
Ông lập luận rằng việc đi giày không thoải mái mỗi ngày không chỉ gây ra đau đớn không cần thiết, nó còn gây nên tình trạng viêm ở mức độ thấp do dáng đi không được tự nhiên khi mang giày cao.
Viêm là một phần của quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể. Cho dù đó là sưng bọng quanh mảnh xương gãy hay sưng quanh khớp, quá trình này xảy ra khi cơ thể gặp những kích thích có hại như vi khuẩn, chấn thương hoặc các chất kích thích. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nếu bị viêm mãn tính, quá trình này có thể trở thành quá trình phá hoại.
Những gì xảy ra là các tùy phản ứng hóa học trong cơ thể ở mức độ thấp mà chúng ta không nhận thấy, gây thiệt hại tới các mô trong cơ thể. Dù chưa rõ ràng, có vẻ như các chất hóa học quan trọng cho quá trình chữa bệnh có thể vô tình gây ra thiệt hại. Và một trong những ví dụ điển hình là chúng xuất hiện và góp phần gây xơ cứng động mạch.
Mang giày cao gót cả ngày, mỗi ngày, có thể gây ra tình trạng viêm ở các ngón chân bị chèn ép, lòng bàn chân và gót chân bị cọ xát.
Ông cho biết mặc dù ung thư có thể gây ra bởi các gen bị hư hỏng hoặc bị lỗi mã hóa trong DNA của chúng ta nhưng theo đó, bất cứ điều gì gây thiệt hại DNA hoặc gây cản trở cho quá trình sửa chữa tự nhiên của nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Mang giày cao gót cả ngày mỗi ngày có thể gây ra tình trạng viêm ở các ngón chân bị chèn ép, lòng bàn chân và gót chân bị cọ xát. Các tác động có thể dẫn đến kích hoạt thoái hóa khớp và viêm khớp ở đầu gối. Giày cao gót cũng có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân, hông và thậm chí cả các cơ bắp của lưng dưới. Gót giày càng cao bạn sẽ càng khó chịu và càng tăng nguy cơ bị bệnh.
Bất kỳ đôi giày nào cao khoảng 7,5 cm sẽ khiến cơ thể ngả về phía trước gây ảnh hưởng tới liên kết ở xương chậu và khiến cột sống bị nén. Mang giày cao gót không gây ung thư nhưng sẽ tăng nguy cơ bị ung thư bởi giày cao gót gây thiệt hại không cần thiết tới sức khỏe của chúng ta.
Vì vậy, mặc dù mang giày cao gót có thể không thực sự gây ra ung thư nhưng có thể vô tình cản trở khả năng chống ung thư tự nhiên của riêng bạn.