Theo ThS BS Nguyễn Quang Tiến (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn - quận 5, TP HCM) có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả điều trị của các ca cấy ghép implant (nhất là 2 implant trở lên), gồm: chuyên môn của người thực hiện (bác sĩ) và cơ địa bệnh nhân.
Ông Nguyễn Quang Tiến – ThS BS Chuyên khoa răng hàm mặt
Trong quá trình thực hiện, nếu bác sĩ thao tác không tốt sẽ có thể dẫn đến chảy máu ở nơi thực hiện cấy implant. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nhiều trở ngại trong quá trình hồi phục hậu cấy ghép implant. Bên cạnh đó, cơ địa người bệnh cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng nếu có, đơn cử như: dễ nhiễm trùng, đang mắc các chứng bệnh về nhiễm trùng - nhất là đường máu và răng miệng hoặc những người có bệnh lý nền nằm trong danh sách hạn chế/chống chỉ định thực hiện implant: tiểu đường, loãng xương…
"Bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa mới có đủ các khoa liên quan: cấp cứu, tim mạch, xét nghiệm… để xét nghiệm bước đầu. Điều này giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian đi lại, đồng thời đảm bảo điều trị an toàn" - ThS BS Nguyễn Quang Tiến nhấn mạnh. Cũng theo quy định hiện hành, chỉ có cấp bệnh viện nha khoa mới được phép cấy ghép 2 Implant trở lên (All on 4, All on 6), cấp phòng khám sẽ không được phép thực hiện dịch vụ cấy ghép này.
Ở TP HCM, hiện tại, chỉ có 3 đơn vị được cấp phép hoạt động theo mô hình bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt là Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn (quận 5, TP HCM), Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (quận 5, TP HCM) và Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM (quận 1, TP HCM).