Du lịch
20/12/2018 11:40

Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua?

Thành thông lệ, đêm giao thừa mừng năm mới tại Quảng trường Thời đại ở thành phố New York, Mỹ, luôn được hàng triệu người chờ đón. Sự kiện rực rỡ này đã có lịch sử 115 năm.

Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 1.
Quảng trường Thời đại (Times Square) là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của thành phố New York, Mỹ. Hàng năm, cả triệu người dân và du khách từ mọi nơi đổ về đây, cùng đón chờ thời khắc giao thừa thiêng liêng giữa những màn pháo hoa rực rỡ, khiến khu vực này càng trở nên nổi tiếng. Theo thời gian, sự kiện đón năm mới tưng bừng tại nước Mỹ đã thay đổi ra sao? Ảnh: Stephanie Keith.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 2.
Truyền thống đón giao thừa ở Quảng trường Thời đại được cho là có từ năm 1904 với khoảng 200.000 người tham dự thuở đầu. Song, trước khi hoạt động này trở nên phổ biến, người Mỹ thường tập trung tại khu vực nhà thờ Trinity cạnh Phố Wall để lắng nghe tiếng chuông nhà thờ và mừng năm mới. Trong ảnh là đám đông gần nhà thờ Trinity năm 1906. Ảnh: NYPL.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 3.
Trong vài thập kỷ tiếp theo, lượng người chen chân tập trung về Quảng trường Thời đại để đón giao thừa, mừng năm mới không ngừng tăng lên, giống với khoảnh khắc được ghi lại đêm 31/12/1941 này. Ảnh: NYPL.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 4.
Lực lượng cứu hỏa của thành phố New York có mặt tại Quảng trường Thời đại vào ngày cuối cùng của năm 1941 trước thời khắc chuyển sang năm mới. Bước vào Thế chiến II, lực lượng này bắt đầu tăng cường an ninh cho khu vực công cộng đông người bậc nhất thành phố. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 5.
Truyền thống thả quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới có từ năm 1907, khi thành phố cấm bắn pháo hoa. Hoạt động này duy trì đều đặn hàng năm, song vì lý do chiến tranh, giai đoạn 1942-1943 là thời điểm duy nhất không thả quả cầu rơi như thường lệ. Tuy vậy theo ước tính, vẫn có nửa triệu người đã góp mặt ở Quảng trường Thời đại vào năm 1942. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 6.
Khi tivi trở nên phổ biến vào những năm 1960, mọi người bắt đầu theo dõi sự kiện mừng năm mới của thành phố qua màn ảnh nhỏ. Bức ảnh năm 1963 cho thấy khoảng 3.000 người tụ họp tại ga Grand Central Terminal hướng mắt về chiếc tivi lớn để xem hình ảnh Quảng trường Thời đại, một địa điểm chỉ cách đó... vài dãy nhà. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 7.
Đám đông muốn "nghẹt thở" tại Quảng trường Thời đại trong ngày 31/12/1974. Theo thời gian, quả cầu thả rơi ở đây cũng được tân trang theo hướng hiện đại hơn, nhất là các bóng đèn thắp sáng xung quanh. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 8.
Năm 1982, 4 quả bom đã phát nổ tại các tòa nhà chính phủ ở New York vào đêm giao thừa. Năm sau, thành phố tăng cường các biện pháp an ninh. Trong ảnh là những cảnh sát đang làm nhiệm vụ, theo dõi sự kiện đón năm mới 1983 qua monitor. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 9.
Vào những năm 1990, các vị khách mời đặc biệt bắt đầu kích hoạt quả cầu rơi. Đầu tiên là nhà từ thiện Oseola McCarty, sau đó là Muhammad Ali, Mary Ann Hopkins từ tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không biên giới, rồi nghệ sĩ Lady Gaga... Quả cầu lúc này có lớp "da nhôm", trang trí những chi tiết giả kim cương cùng đèn nhấp nháy. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 10.
Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, lực lượng cảnh sát càng siết chặt an ninh ở khu vực Quảng trường Thời đại. Chó đánh hơi bom và hàng nghìn cảnh sát trang bị máy dò kim loại cầm tay được huy động làm nhiệm vụ trong đêm đón giao thừa tại đây. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 11.
Theo ước tính, đã có khoảng 500.000 người cùng tập trung xem khoảnh khắc thả quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại, đánh dấu giây phút bước sang năm 2002. Lúc này, quả cầu thiết kế hiện đại hơn với pha lê rực rỡ và hệ thống chiếu sáng tân tiến. Ảnh: AP.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 12.
Thay vì sử dụng ôtô, người ta dùng xích lô vận chuyển các con số trang trí đèn đến Quảng trường Thời đại, chuẩn bị mừng năm mới. Ảnh chụp ngày 16/12/2009. Ảnh: Reuters.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 13.
Một góc nhìn khác về quả cầu rơi tại Quảng trường Thời đại. Ảnh chụp từ đỉnh tòa nhà cao tầng mang tính biểu tượng One Times Square trong ngày 27/12/2011. Ảnh: Reuters.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 14.
"Cơn mưa" hoa giấy đầy màu sắc rực rỡ vào đêm 31/12/2011, diễn ra cùng lúc với thời khắc thả quả cầu rơi đón năm mới tại Quảng trường Thời đại. Ảnh: Reuters.
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua? - Ảnh 15.
Bất chấp nhiệt độ buốt giá chỉ còn âm 12 độ C, khoảng một triệu người đã tập trung về Quảng trường Thời đại để đón chào năm mới 2018. Một năm lại sắp qua đi. Năm mới 2019 đang về trong niềm hân hoan của muôn người, muôn nhà trên khắp thế giới. Ảnh: AP.

Hoa giấy, cầu pha lê và những nụ hôn tại quảng trường Thời đại Quảng trường thời đại rực rỡ với hoa giấy, pháo hoa, quả cầu pha lê cùng những nụ hôn nồng thắm người Mỹ trao cho nhau trong giây phút giao thừa.

Theo Business Insider/Zing
Cách PNJ cân bằng giữa các thế hệ trong xu hướng “trẻ hóa” nhân sự

Cách PNJ cân bằng giữa các thế hệ trong xu hướng “trẻ hóa” nhân sự

Sản xuất - Kinh doanh 18:04

Trẻ hóa nhân sự không chỉ là xu hướng mà còn là một trong những trụ cột chiến lược cho sự phát triển đường dài của doanh nghiệp. Với đội ngũ hơn 7000 nhân sự, PNJ đã đổi mới mô hình quản trị và ‘tái tạo' từng phòng ban theo chiến lược F5 Refresh.

Tập đoàn AEON hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão, lũ gần 2,5 tỉ đồng

Tập đoàn AEON hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão, lũ gần 2,5 tỉ đồng

Nhịp sống 16:48

Để đồng hành cùng người dân miền Bắc, Tập đoàn AEON đã ủng hộ gần 2,5 tỉ đồng, chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả bão lũ, khẳng định vai trò của một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng.

Saigon Co.op phát động quyên góp ủng hộ người dân bị ảnh hưởng của bão số 3

Saigon Co.op phát động quyên góp ủng hộ người dân bị ảnh hưởng của bão số 3

Nhịp sống 15:32

Công Đoàn Liên hiệp vận động CBNV chung tay ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi)

Nhìn lại hành trình Perfect Eo đồng hành cùng Miss Grand Vietnam 2024

Nhìn lại hành trình Perfect Eo đồng hành cùng Miss Grand Vietnam 2024

Sản phẩm 11:11

Thương hiệu Perfect Eo với những sản phẩm giúp làm đẹp vóc dáng, bổ sung dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường năng lượng, đã đồng hành cùng Miss Grand Vietnam 2024, góp phần xây dựng một cuộc thi nhan sắc mang đậm dấu ấn của vóc dáng hoàn hảo và sự khỏe mạnh về sức khỏe.

Yêu thương nối dài ước mơ cho những đứa trẻ nghèo hiếu học

Yêu thương nối dài ước mơ cho những đứa trẻ nghèo hiếu học

Hoạt động cộng đồng 09:38

Dẫu cuộc sống trăm ngàn vất vả khi vắng mẹ, thiếu cha, phải hằng ngày vật lộn mưu sinh giữa đất Sài thành, nhưng những đứa trẻ đáng thương vẫn chưa một lần từ bỏ ước mơ.

PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

Sản xuất - Kinh doanh 09:00

Ngày 18-9, tại HongKong (Trung Quốc), PNJ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh tại hạng mục “Social Empowerment” trong lễ trao giải JWA 2024 nhờ những chiến lược DE&I tiên phong và hiệu quả.

PNJ chung tay cùng dự án “Nối vòng tay ấm” tiếp sức trẻ em quay lại trường hậu bão Yagi

PNJ chung tay cùng dự án “Nối vòng tay ấm” tiếp sức trẻ em quay lại trường hậu bão Yagi

Hoạt động cộng đồng 18:00

Hơn 7.600 “trái tim” hướng về đồng bào miền Bắc, PNJ đóng góp 3 tỉ đồng chung tay công cuộc tái xây dựng hậu thiên tai thông qua việc hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, góp phần tu sửa lớp học để nâng bước các em trở lại học đường.