Du lịch
25/09/2018 10:39

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện

Lam Kinh được biết đến là vùng đất thiêng “địa linh nhân kiệt ”, quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi - nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đây cũng chính là nơi an nghỉ vĩnh hằng của gia tộc, các vua, thái hoàng, thái hậu triều Lê Sơ. Những công trình kiến trúc kỳ vỹ của 600 năm trước được phỏng dựng lại sắp đưa vào phục vụ người dân và du khách.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh ngày nay có tổng diện tích 200 ha, thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, cách thành phố Thanh Hóa hơn 50km về phía Tây Bắc.

Với các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 1.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh ngày càng thu hút nhiều du khách.

Đến với Lam Kinh, chúng ta càng tự hào về truyền thống lịch sử cha ông, về hào khí Lam Sơn và công lao của Hoàng triều Lê tộc.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đi vào sử sách. Sau khi giành thắng lợi và Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - vương triều Hậu Lê kéo dài 360 năm.

Năm 1430, Lê Lợi cho đổi Lam Sơn thành Tây Kinh (hay còn gọi là Lam Kinh). Năm 1433, Lê Thái Tổ băng hà và đưa về quê hương Lam Sơn an táng tại Vĩnh Lăng. Từ đây, Lam Kinh trở thành khu Sơn lăng. Các đời vua sau đó tiếp tục cho xây dựng điện Lam Kinh. Qua thời gian điện Lam Kinh dần dần được mở rộng về quy mô to lớn và bề thế.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 2.

Lam Kinh nhà Lê ở phía Tây núi Lam Sơn, phía bắc gối vào núi Dầu. Đầu thời Thuận Thiên lấy đất này làm Tây Kinh, cũng gọi là Lam Kinh, xây dựng cung điện trông ra sông, đằng sau hồ lớn giống hồ Kim Ngưu, các khe núi đổ vào hồ này.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư: Điện Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433. Năm 1434, điện Lam Kinh bị cháy nhưng không rõ nguyên nhân. Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho làm lại điện miếu ở Lam Kinh...

Gần 6 thế kỷ đã trôi qua, với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự vô thức của con người, Lam Kinh đã bị xuống cấp nghiêm trọng và trở thành phế tích.

Tuy các công trình đền đài, điện, miếu không còn như xưa, nhưng với không gian cảnh quan, nền móng các công trình kiến trúc lăng mộ và nhiều di tích, di vật thời Hậu Lê còn lại, Lam Kinh vẫn là địa chỉ đỏ của người dân xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung, cần được bảo tồn, phát huy giá trị giáo dục truyền thống.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 3.

Sông Ngọc trong Khu di tích Lam Kinh

Năm 2012, Khu di tích Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Đến nay, nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu bảo tồn nguyên trạng, nhiều hạng mục đã được phục dựng, dần dần tái hiện phần nào diện mạo trước đây của Lam Kinh.

Trong đó, Chính điện là một công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất của Lam Kinh (có 138 cột, hiện còn 127chân cột). Năm 2010, Chính điện được tiến hành bảo tồn và phỏng dựng theo đúng quy mô, kích thước và kiến trúc xưa, tạo cho Lam Kinh thêm bề thế.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 4.

Chính điện Lam Kinh đã trở thành phế tích và mới được phỏng dựng lại từ năm 2010.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 5.

Chính điện gồm 3 tòa điện lớn, xây trên nền đất rộng, cao 1m80 so với mặt sân Rồng. Mặt bằng của Điện được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình chữ Công (I), tổng cộng 3 tòa nhà có 19 gian, 4 chái.

Mặc dù đã được khánh thành vào năm 2017, tuy nhiên, đến nay Chính điện Lam Kinh vẫn chưa mở cửa phục vụ nhân dân và du khách.

Theo ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: Khi xây dựng xong di tích, đó mới chỉ là phần vật chất, còn về mặt tinh thần chính là cái chúng ta đang làm. Hiện đang trong quá trình xây dựng bộ thuyết minh tổng thể toàn bộ Khu di tích lịch sử Lam Kinh, trong đó có cả Chính điện.

"Khánh thành là mới phần vật chất, phải thổi vào đó một phần hồn, phần linh, nhưng mặt khác phải đảm bảo yếu tố về mặt lịch sử. Nếu bây giờ mở cửa khai thác, du khách vào thuyết minh không đúng thì không được. Việc xây dựng bộ thuyết minh rất kỳ công, không chỉ mình điện Lam Kinh mà tất cả các di tích trên Lam Kinh đều phải xây dựng", ông Phương cho biết.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 6.

Chính điện là một công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất của Lam Kinh.

Cũng theo ông Phương, song song với đó là nghiên cứu để xây dựng một số bộ trang phục để phục vụ cho nghi lễ, tế lễ... Đồng thời, bên trong Chính điện làm sao để tái hiện, chuyển tải, trở lại ngày xưa để du khách khi bước vào thăm, cảm thấy như là hiện thực mấy trăm năm về trước.

"Văn hóa di tích là một sản phẩm, nhưng để chuyển thể từ một sản phẩm văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch là cả một vấn đề, nên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công phu", ông Phương cho biết.

Ông Vũ Đình Sỹ - Phó ban phụ trách Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh cho biết: Trong thời gian qua, ngành luôn quan tâm đến công tác vệ sinh, diện mạo di tích. Đồng thời xây dựng hình ảnh con người thân thiện hướng tới một điểm đến xanh, sạch, đẹp và hấp dẫn. Khu rừng Lam Kinh được giữ gìn tốt, độ che phủ lớn, đường đi lối lại được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và du khách.

Từ ngày 30/9 đến 2/10/2018 (tức ngày 21, 22, 23/8 năm Mậu Tuất) tại di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 7.

Phía sau Chính điện, các tòa miếu cũng đã được phỏng dựng lại.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 8.
Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 9.

Qua thời gian điện Lam Kinh dần dần được mở rộng về quy mô to lớn và bề thế.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 10.

Từ Chính điện nhìn ra hướng sân Rồng và Ngọ môn.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 11.

Hệ thống đường đi, lối lại trong Khu di tích rợp bóng cây xanh.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 12.

Cảnh quan thiên nhiên vô cùng hấp dẫn người dân và du khách.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 13.

Đường vào lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 14.

Khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 15.

Đến với Lam Kinh, chúng ta càng tự hào về truyền thống lịch sử cha ông, về hào khí Lam Som và công lao của Hoàng triều Lê tộc.

Lam Kinh kỳ vỹ của Đại Việt 600 năm trước đang dần được tái hiện - Ảnh 16.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh với các giá trị lịch sử, văn hóa là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt.

Từ ngày 30-9 đến 2/10/2018 (tức ngày 21, 22, 23-8 năm Mậu Tuất) tại di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.


Theo Duy Tuyên (Dân trí)
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.