1. Hầm trú ẩn bom hạt nhân ở Nhật Bản
Ông Seiichiro Nishimoto, giám đốc điều hành công ty Shelter, đeo mặt nạ phòng khí độc trong căn phòng mô phỏng hầm trú ẩn hạt nhân được xây dựng dưới tầng hầm ở nhà riêng tại thành phố Osaka, phía tây Nhật Bản.
Người Nhật vốn đã rất nổi tiếng thế giới với những phát minh sáng tạo hết sức độc đáo và thực tiễn. Với những mối nguy hại ngày càng gia tăng đe dọa cuộc sống thường ngày, ông Kenji Oribe sống tại Suma đã tự thiết kế và xây dựng được mô hình "hầm trú ẩn hạt nhân" ngay dưới ngôi nhà của ông.
Theo đó, căn "hầm trú ẩn hạt nhân" này đã được ông nghiên cứu và thi công trong vòng 6 tháng. Trần nhà và các lớp tường của căn hầm được làm kiên cố từ bê tông cốt thép dày 19inch. Điều này giúp cho căn hầm có khả năng chịu được các loại bom cùng hạng với "Little Boy", loại bom mà thành phố Hiroshima từng phải hứng chịu năm 1945, khiến 129.000 người thiệt mạng.
2. Hầm trú ẩn hạt nhân sức chứa 2.700 người tại Nga
Một nhân viên đang hướng dẫn cách mặc đồ bảo hộ chống phóng xạ. Hầm trú ẩn gồm các thiết bị như máy phát điện chạy bằng diesel, bơm nước, đồ bảo hộ chống phóng xạ và chất độc hóa học, giường gỗ để ngủ...
Ngoài các công trình ngầm dành cho giới lãnh đạo cấp cao, Nga còn được cho là có xây dựng hầm trú ẩn hạt nhân với sức chứa lớn phòng chiến tranh. Hầm trú ẩn hạt nhân số 1 tại Moscow là một điển hình. Hầm ngầm này có thể che chắn cho 2.700 người nếu thảm họa tấn công hạt nhân xảy ra.
Hầm trú ẩn hạt nhân của Nga nằm ở độ sâu gần 200m dưới mặt đất với các bức tường thép dày hơn 0,6m, hầm trú ẩn hạt nhân số 1 được cho là nơi "bất khả xâm phạm" nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân trở thành hiện thực. Nếu xuống hầm, mỗi người dân có khẩu phần 3 bữa ăn và 3 lít nước mỗi ngày. Hầm cũng gắn máy điều hòa, 75 nhà vệ sinh và một nhà tắm rộng, đủ cho 200 người tắm cùng lúc.
Ngoài những hầm ngầm, nhiều công trình công cộng ở Nga cũng được giao nhiệm vụ đón người dân đến trú ẩn trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra. Tháng 10/2016, ban lãnh đạo của sân vận động Zenit Arena, sân vận động cỡ lớn được xây dựng ở St. Petersburg, Nga để chuẩn bị cho World Cup 2018 nhận được yêu cầu từ bộ Tình trạng khẩn cấp Nga về việc nhanh chóng phải chuẩn bị chỗ trú ẩn an toàn cho người dân trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
3. Hầm trú ẩn hạt nhân tối mật của Trung Quốc
Hành lang sâu hun hút và hoàn toàn không có ánh sáng.
Hầm trú ẩn hạt nhân nằm sâu 2km dưới lòng công viên Rừng Quốc gia Tây Sơn, cách Bắc Kinh 20km về phía Tây Bắc. Đây là nơi sơ tán an toàn cho các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Hầm trú ẩn hạt nhân là hệ thống đường ngầm và hang động với kích cỡ một thành phố nhỏ, có nguồn cung cấp nước sạch ổn định cho 1 triệu người trong tình huống phải sơ tán khẩn cấp do có chiến tranh hạt nhân.
Lối vào chính của cơ sở nằm không xa thủ đô Bắc Kinh cho phép các lãnh đạo Trung Quốc có thể nhanh chóng từ Trung Nam Hải tới được nơi trú ẩn an toàn. Chính phủ nước này sẽ có thể duy trì hoạt động từ bên trong hầm trú ẩn.
So với những hầm trú ẩn hạt nhân trứ danh khác như Tổ hợp Raven Rock Mountain tại Pennsylvania hay Cheyenne Mountain tại Colorado của Mỹ, hầm trú ẩn tại Công viên Tây Sơn có lợi thế đáng kể xuất phát từ vị trí đặc biệt của nó, nhanh chóng đảm bảo an toàn cho các quan chức hàng đầu của Trung Quốc.
4. Căn hầm trú ẩn chiến tranh hạt nhân Mỹ
Các thiết bị trong căn hầm gần nửa thập kỷ này dường như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Mirror
Được xây dựng năm 1967, căn hầm trú bom này có khả năng đứng vững trước một cuộc chiến tranh hạt nhân. Căn hầm đã được xây dựng làm nơi lưu trú cho năm người. Tuy cách biệt với thế giới bên ngoài nhưng họ vẫn giữ các đường dây liên lạc phòng khi xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Tường chắn phía trước của căn hầm dày 1 m, mái nhà dày hơn 0,5 m và sàn bê tông dày hơn 0,6 m. Các suối nước công nghiệp cũng được xây dựng xung quanh căn hầm nhằm giúp chống lại những trận sóng xung kích từ vụ nổ.
Căn hầm có một máy phát điện 200 kW, các đường hầm nạp khí khổng lồ và một hệ thống thông gió tùy chỉnh có bộ lọc bức xạ được sử dụng trong trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân. Mục đích chủ yếu của căn hầm trú bom là để bảo vệ trước sóng xung kích và siêu cao áp. Căn hầm cũng có thể tránh được bụi phóng xạ trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Hầm trú ẩn hạt nhân ở Anh
Hầm trú ẩn hạt nhân ở Anh nằm "giấu mình" trong một khu nhà trên con phố yên tĩnh ở ngoại ô York.
Công trình ngầm này được chính quyền Anh cho xây dựng vào năm 1961 để chuẩn bị cho kịch bản "ngày tận thế" trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Được biết, 60 thành viên của lực lượng vũ trang Hoàng gia cùng một đội ngũ cố vấn khoa học hàng đầu đã chịu trách nhiệm điều hành hầm trú ẩn hạt nhân này.
Những cánh cửa của hầm có khả năng chống nổ. Có khoảng 20 giường ngủ trong hai ký túc xá của hầm trú ẩn bí mật. Nơi đây đóng vai trò như "đầu não" của hầm trong trường hợp một cuộc tấn công (hạt nhân) có thể xảy ra.
Hầm trú ẩn này đã bị đóng cửa vào năm 1991 khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sau đó, nơi này được mở cửa trở lại cho công chúng từ năm 2006.
6. "Hầm trú hạt nhân" kiên cố của người Triều Tiên
Ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng dài khoảng 24km với 17 trạm và 2 đường ray.nh: Sputnik)
Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân, ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng, ga tàu sâu nhất thế giới, có thể coi là hầm trú an toàn cho người dân Triều Tiên.
Triều Tiên sở hữu hệ thống ga tàu điện ngầm nằm dưới lòng đất ở độ sâu hơn 100m. Đây cũng là một trong những nhà ga nằm ở độ sâu lớn nhất thế giới hiện nay. Ga tàu này được xây dựng bắt đầu từ năm 1968 và khánh thành năm 1973 dưới thời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Ga tàu có độ sâu trung bình 100m, nhưng cũng có những đoạn độ sâu tới 150m. Ở độ sâu như vậy, nhiệt độ trung bình luôn đạt ngưỡng khoảng 18°C quanh năm. Ngoài vai trò là một đầu mối giao thông công cộng, ga tàu với độ sâu hơn 100m này cũng có thể trở thành một hầm trú ẩn an toàn trong trường hợp căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Triều Tiên leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện.
7. Hầm trú ẩn hạt nhân của Thụy sĩ
Hầm chống bom hạt nhân đang trong một tòa nhà chung cư tại Thụy Sĩ, với cánh cửa dày 20cm.
hụy Sĩ là quốc gia duy nhất trên thế giới có hệ thống hầm trú ẩn có khả năng chống bom hạt nhân được trang bị cho toàn bộ dân cư nước này, mặc dù có thể họ không bao giờ phải dùng đến.
Hệ thống hầm trú ẩn này được trang bị những chiếc cửa bọc thép dày tới 20cm và hệ thống thông hơi có khả năng lọc chống khí gas, đây là những ngôi nhà tạm thời của người dân trong trường hợp khẩn cấp, chiến tranh thông thường hay chiến tranh hạt nhân.
Mỗi căn hộ tại Thụy Sĩ khi được cho thuê hay được bán đều đi kèm với những căn hầm như vậy. Trong thời bình, những căn hầm này được người dân sử dụng như một nhà kho nhỏ.
Thống kê của Swissinfo cho hay người Thụy Sĩ chi tiêu nhất thế giới (hơn 20% thu nhập) để đảm bảo an toàn đời sống, chống lại mọi mối đe dọa từ bên ngoài. Và điều này đã được luật hóa.