1. Qatar - về cơ bản - là quốc gia giàu nhất thế giới! Tạp chí Tài chính Toàn cầu đã tiến hành một cuộc khảo sát vào đầu năm 2017 đo lường GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của tất cả các nước trên thế giới. Qatar "lại" đứng đầu danh sách, chắc chân trong top 5 những quốc gia giàu nhất, vị trí mà quốc gia này đã được xếp hạng trong nhiều năm. Nghiên cứu mới nhất cho thấy GDP bình quân đầu người của Qatar là 129,726 USD. Có thể nói, Qatar là một quốc gia nhỏ nhưng lại có nền kinh tế đang bùng nổ. Qatar là nhà sản xuất khí đốt thiên nhiên hoá lỏng hàng đầu thế giới và họ xuất khẩu một lượng dầu khổng lồ. Ảnh: Getty |
2. Lao động nhập cư chiếm hơn 90% dân số của Qatar Trong một báo cáo khảo sát được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Priya DSouza, không phải người Qatar, mà người Ấn Độ mới chiếm phần trăm dân số lớn nhất tại quốc gia này (25%), trong khi người Qatar chỉ chiếm khoảng 12% dân số. Một thực tế là bất cứ ai chỉ cần sống trên Qatar sẽ được tính vào dân số Qatar. Bên cạnh đó, kể từ khi Qatar giành độc lập năm 1971 đến nay, luồng người nhập cư vào Qatar đã không ngừng tăng lên trong đó phần lớn là dân lao động đến từ các nước châu Á như Ấn Độ, Nepal, Philippines. Điều này khiến cho số lượng nhập cư và dân số không phải người Qatar sống tại Qatar tăng lên rất nhiều với chiếm đa số. Ảnh: HRW |
3. Sẽ rất khó để...say xỉn tại Qatar Qatar không phải là một nơi phù hợp nếu như bạn là một người thích cuộc sống về đêm, bởi việc kiếm các quán bar, quán rượu ở đây thật khó. Qatar chỉ có hai cửa hàng được phép bán rượu, đặt tại thủ đô Doha. Để mua rượu, bạn cần thư xác nhận số tiền lương kiếm được hàng tháng và chỉ được mua một lượng hạn chế. Tình hình an ninh ở Qatar rất đảm bảo vì các loại thức uống có cồn bị hạn chế sử dụng tại quốc gia này. Thật khó để du khách có thể tìm thấy một người trong tình trạng say xỉn trên đường phố Qatar. Du khách không được phép khỏa thân hay ăn mặc khêu gợi. Đến Qatar, bất kể ở đâu du khách phải ăn mặc kín đáo, ngay cả quần sooc, áo ba lỗ đều bị xem là vi phạm ở Qatar, bất kể ở đâu, trên bãi biển hay các điểm dã ngoại. Ảnh: Pinterest |
4. Giàu nhất nhưng cũng ô nhiễm nặng Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2017, Qatar đứng đầu danh sách các quốc gia có lượng khí thải CO2 nhiều nhất thế giới. Theo đó, lượng khí CO2 thải ra bình quân đầu người là 35,73 tấn, hơn bất cứ nơi nào khác, nhiều hơn rất nhiều so với hai nước Curacao và Latvia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Doha hiện là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Theo đó, nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở nước này là do tình trạng ngành công nghiệp xây dựng đang bùng nổ cũng như lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tăng cao. Ảnh: New York Times |
5. Còn nơi đâu sở hữu nhiều tài sản bằng Qatar? Qatar được coi là đất nước sở hữu nhiều tài sản trên khắp thế giới nhằm giúp đất nước giảm phụ thuộc vào giá dầu. Năm 2005, cơ quan đầu tư Qatar được thành lập, chuyên mua bán các công ty, nhãn hàng và trung tâm thương mại lớn trên thế giới. Riêng tại London, Qatar sở hữu tòa nhà Harrods, Shard, doanh trại Chelsea Barracks, tòa nhà từng là Đại sứ quán Mỹ, khu làng Olympic cùng nhiều bất động sản khác, chưa kể 25% cổ phần chuỗi siêu thị lớn thứ 2 của Anh là Sainsbury's và đồng sở hữu hãng phim Miramax mua lại từ Disney. Ảnh: Telegraph |
6. Rừng thì không có, nhưng kiến trúc đẹp thì không thiếu Trắng xóa và xanh biếc là hai màu chủ đạo của Qatar. Và nếu bạn di chuyển đến Qatar bằng máy bay, bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều đó, khi trắng chính là màu của sa mạc bất tận, còn xanh thẫm lại là màu của...biển cả bao quanh. Lác đác trên sa mạc là một vài những chấm xanh, khẳng định nơi đây tồn tại sự sống. Cây xanh tại Qatar được chọn nhập khắt khe từ khắp các nước trên thế giới với yêu cầu là khả năng chịu nóng cao và tiêu thụ ít nước. Mỗi một cây trồng trên đường phố đều có một lý lịch theo dõi riêng, được chăm sóc theo một chế độ riêng để đảm bảo sống và tươi tốt suốt hai mùa, mùa mát và mùa nóng. Nhà thờ dát vàng, bảo tàng Hồi giáo lớn nhất Trung Đông và sân vận động có máy lạnh đầu tiên trên thế giới, là những điều mà đất nước Qatar có quyền tự hào bởi nó đủ khả năng chứng minh độ giàu có xa hoa của xứ này. Ảnh: Qatar Museum |
7. Qatar gần như miễn nhiễm với thảm họa thiên nhiên Theo Báo cáo Rủi ro Thế giới năm 2015, do Đại học Liên hợp quốc về Môi trường và An ninh con người biên soạn (UNU-EHS), Qatar được đánh giá là quốc gia có ít nguy cơ thiên tai nhất với số điểm chỉ 0.1, theo sau là Malta (0.61) và Barbados (1.16). Mưa bão, lũ lụt, sóng thần hay động đất hiện đều không tồn tại trong từ điển của nước này, biến nơi đây thành một trong những điểm du lịch lý thú và an toàn cho khách tham quan. Nhưng phải bật mí thêm răng, độ cao trung bình của quốc gia này chỉ là 28 m so với mực nước biển, thấp thứ hai thế giới, chỉ sau Maldives. Ảnh: Doha News |
8. Ăn tiệm là thú vui toàn dân Du khách từng đến Qatar đều nhận xét rằng, đồ điểm tâm muộn lúc nào cũng có, và kể cả bạn có ra đường vào tối muộn thì vẫn sẽ có những người dân đang vui vẻ ăn uống trên đường phố. Khi bạn đi mua hàng, chỉ cần đỗ xe bên ngoài và ấn còi, lập tức sẽ có người ra tận nơi ghi thực đơn và mang đồ ăn khi bếp nấu xong. Có lẽ cũng bởi vì vậy mà Qatar là một trong nhũng quốc gia có nhiều người béo phì nhất thế giới. Theo thống kê của Renew Bariatrics vào năm 2017, Qatar đứng thứ 8 trong các quốc gia có tỉ lệ phần trăm béo phì cao nhất (42.3%). Ảnh: Iexplore |
9. Đua lạc đà là "đặc sản" Đua lạc đà là một phần quan trọng trong văn hóa Qatar. Người lớn quá nặng để cưỡi lạc đà nên họ thường để trẻ con cưỡi. Cũng giống như môn đua ngựa, đua lạc đà là sự kiện thể thao có tổ chức cá cược và thu hút mạnh du khách. Lạc đà có thể chạy với tốc độ 40km/giờ (thậm chí 50km/giờ) và liên tục trong suốt 1 giờ. Nhưng kể từ sau khi pháp luật Qatar cấm việc sử dụng trẻ em trong đua lạc đà vào năm 2004, người ta đã chuyển sang sử dụng những chú robot để cưỡi lạc đà nhỏ. Ảnh: Getty |
10. World Cup 2022 Qatar sẽ là nước đầu tiên trong khu vực Trung Đông đăng cai World Cup năm 2022. Với tiềm lực tài chính hùng hậu từ dầu mỏ, Qatar không ngần ngại chi cả núi tiền đầu tư xây dựng một hệ thống các sân vận động hoàn toàn mới để phục vụ World Cup 2022. Số tiền quốc gia Trung Đông này dự kiến chi ra lên tới 200 tỷ USD, gấp gần 20 lần so với khoản tiền mà Brazil bỏ ra. Khoảng đầu tư khổng lồ hơn 200 tỷ USD được dùng để xây dựng 9 SVĐ mới và cải tạo ba sân khác với hệ thống làm mát riêng biệt, cũng như nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ cho World Cup 2022. FIFA cũng đã quyết định dời giải đấu sang mùa đông (lần đầu tiên trong lịch sử các VCK World Cup) thay vì mùa hè như thường niên, để tránh cái nóng như thiêu như đốt vào mùa hè tại đất nước Vùng Vịnh này. |