Vostok nằm cách Nam Cực khoảng 1.000 km, những người sinh sống tại đây đều là các nhà khoa học, họ làm việc trong trạm nghiên cứu tách biệt nhất thế giới. Vostok cũng là vùng khô và khó sống nhất thế giới khi nhiệt độ có thể hạ xuống -89 độ C.
Trong suốt mùa đông từ tháng 5 tới tháng 8, những nhà nghiên cứu sẽ không thấy ánh mặt trời. Nhưng vào mùa hè, thời gian mặt trời chiếu sáng lên tới 22,9 tiếng/ngày. Ảnh: Australian Antarctic Division.Vostok nằm cách Nam Cực khoảng 1.000 km, những người sinh sống tại đây đều là các nhà khoa học, họ làm việc trong trạm nghiên cứu tách biệt nhất thế giới. Vostok cũng là vùng khô và khó sống nhất thế giới khi nhiệt độ có thể hạ xuống -89 độ C.
Nhà khoa học dùng nước sôi làm thí nghiệm khi nhiệt độ ngoài trời là -25 độ C. Video: Australian Antarctic Division.
Nhà khoa học dùng nước sôi làm thí nghiệm khi nhiệt độ ngoài trời là -25 độ C. Video: Australian Antarctic Division.
Yakutsk, thủ đô nước Cộng hòa Sakha thuộc Nga. Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 từ -38 tới -41 độ C. Yakutsk chỉ cách Vòng Bắc Cực vài trăm km, vì vậy thành phố này luôn đón mùa đông sớm hơn hầu hết nơi khác trên thế giới. Ảnh: Andrey Rudakov.
Với thời tiết mùa đông đặc trưng, Cáp Nhĩ Tân còn có tên là "thành phố băng giá". Đây là thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Hàng năm, du khách có thể tham gia lễ hội băng Harbin International Show and Ice Festival thường niên với các hoạt động như tạo hình băng nghệ thuật, bơi ngoài trời...
Nhiệt độ trung bình vào mùa đông tại Cáp Nhĩ Tân từ -22 tới -24 độ C, mức kỷ lục đạt -44 độ C. Đây là thành phố với mùa đông dài và lạnh nhất trong số các thành phố Trung Quốc. Ảnh: Pinterest.
Oymyakon là một ngôi làng tại vùng Siberia của Nga, chỉ nằm cách Vòng Bắc Cực khoảng vài trăm km. Với 500 cư dân sinh sống, Oymyakon đang cạnh tranh để trở thành nơi lạnh nhất thế giới với Verkhoyansk, ngôi làng cùng khu vực.
Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 của Oymyakon vào khoảng -50 độ C. Năm 1933, nhiệt độ thấp kỷ lục khi hạ xuống - 67,7 độ C. Người dân phải cất ôtô trong garage có lò sửa để bảo vệ máy móc.
Do không thể canh tác hoa màu, dân làng chỉ tiêu thụ tuần lộc hoặc cá, thậm chí họ ăn tiết ngựa đóng đá với mì ống để giữ ấm. Ảnh: Amoschapplephoto.
Người dân Nga làm thí nghiệm với nước sôi khi trời - 41 độ C. Video: Dmitry Klimensky.
Làng Verkhoyansk thuộc vùng Yakutia, lạnh tương đương ở Oymyakon. Vào mùa đông, tuyến đường duy nhất người dân có thể di chuyển là sông băng Yana. Vào mùa hè, họ dùng trực thăng vì băng tan.
Vào thế kỷ 20, Verkhoyansk là nơi giam giữ tù binh chính trị của Liên Xô. Ngày nay, 1.300 dân cư và thợ săn Yakut đang sinh sống tại đây. Ảnh: Geoff Mackley.
Snag là ngôi làng nhỏ nằm gần đường cao tốc Alaska, Yukon, Canada. Nhiệt độ hạ thấp nhất vào tháng 1, kỷ lục là -63 độ C vào năm 1947. Người dân thường xuyên phải ở trong nhà để tránh chân tay bị bỏng lạnh. Ảnh: Pinterest.
Có lúc nhiệt độ mùa đông hạ xuống -41 độ tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ. Mặc dù 1,3 triệu cư dân tại đây quen với thời tiết khắc nghiệt, yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong lại là ô nhiễm không khí. Họ thường ở trong lều vào mùa đông và đốt than để sưởi ấm, khiến thành phố ngập trong sương mù.
Chính phủ nước này đang nỗ lực để người dân chuyển vào nhà sống và sử dụng hệ thống sưởi hiện đại. Ảnh: Pinterest.
Thủ đô Astana, Kazakhstan có mức nhiệt độ thấp kỷ lục tới -35 độ C vào mùa đông. Với hơn 800.000 dân cư, Astana được cho là thủ đô lạnh giá thứ hai thế giới, sau Ulaanbaatar của Mông Cổ. Ảnh: Pinterest.
Yellowknife là thủ phủ của vùng lãnh thổ Tây Bắc Canada, chỉ cách Vòng Bắc Cực khoảng 514 km. Hiện khoảng 20.000 người đang sinh sống tại thành phố này, họ đã quen với mùa đông khắc nghiệt khi nhiệt độ thường hạ tới -32 độ C vào tháng 1.
Yellowknife được mệnh danh là thành phố lạnh nhất Canada, nhiệt độ thấp kỷ lục là -51 độ C vào tháng 2/1957. Du khách tới đây từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau có thể chiêm ngưỡng những dải cực quang tuyệt đẹp vào ban đêm. Ảnh: Pinterest.