08/05/2015 15:42

Vì sao chúng ta dùng Facebook?

Mỗi lần bật máy tính, điện thoại, truy cập Facebook đã trở thành việc làm đầu tiên của gần như tất cả mọi người. Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao chúng ta lại dùng Facebook hay chưa?

Việc mọi người vào Facebook, xem cập nhật trạng thái, bình luận, “like” hay “share” gì đó không phải ngẫu nhiên. Tất cả đều có thể giải thích bằng tâm lý học và khoa học. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra điểm chung trong mọi hành động trên Facebook, từ “like”, đăng bài, chia sẻ, bình luận. Có hàng tá loại tâm lý liên quan đến việc vì sao Facebook lại gây “nghiện” đến như vậy.

Vì sao chúng ta yêu Facebook?

Nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu thứ gì xảy ra trong bộ não của chúng ta khi tương tác trên mạng xã hội mà cụ thể là Facebook. Một nghiên cứu gần đây phát hiện kết nối mạnh mẽ giữa Facebook và trung khu tưởng thưởng (reward brain centre). Đây là khu vực xử lý các cảm giác liên quan đến những thứ như tình dục, thực phẩm, tiền và sự chấp nhận xã hội. Khi chúng ta nhận phản hồi tích cực trên Facebook, cảm giác đó thắp sáng trung khu này. Cường độ sử dụng Facebook càng cao, cảm giác vui mừng càng tăng thêm.

Một nghiên cứu khác lại chỉ ra duyệt Facebook có thể mang lại cảm giác phấn khích tột độ như khi tham gia vào dự án hay học thêm được kỹ năng mới.

Vì sao chúng ta “like”?

Có lẽ hoạt động phổ biến nhất trên Facebook là bấm “like”. Theo định nghĩa của mạng xã hội, “like” là một hình thức phản hồi tích cực hoặc kết nối đến những thứ bạn quan tâm. Khi trung tâm nghiên cứu Pew khảo sát hàng ngàn người Mỹ về đời sống mạng xã hội, họ phát hiện 44% người dùng Facebook “like” nội dung của bạn bè ít nhất ngày một lần, còn 29% làm vài lần mỗi ngày. Như vậy, điều gì khiến chúng ta “like” hay không “like” một status, ảnh hay fanpage? Vài lí do được đưa ra như dưới đây:

Cái gật đầu nhanh chóng

Có lẽ cách dễ nhất để biết “like” có ý nghĩa như thế nào với chúng ta là ngừng “like”. Biên tập viên Elan Morgan đã ngừng “like” trong 2 tuần để thử nghiệm và chia sẻ trải nghiệm trên tạp chí Medium: “Like là cái gật đầu ủng hộ trong căn phòng ồn ào. Đây là hình thức dễ nhất để nói “đúng”, “tôi đồng ý”, “tôi cũng thế”. Tôi cảm thấy có tội vì không “like” vài thứ bởi dường như sự vắng mặt của nút “like” có thể chuyển ngữ thành tôi bất đồng ý kiến này. Nút “like” giúp tôi tiết kiệm vô số thời gian trong nhiều năm qua khi phải bình luận một thứ gì đó”.

Xác nhận thứ gì đó về bản thân

Một điều mà chúng ta thường không để ý khi dùng Facebook đó là nút “like” có thể xác nhận thứ gì đó về bản thân. Trong nghiên cứu có sự tham gia của 58.000 người, các nhà khoa học khám phá nút “like” có thể tiên đoán một số đặc điểm mà người dùng không bộc lộ. Chẳng hạn, họ có thể phán đoán chính xác ai là người Mỹ gốc Phi, ai thuộc Đảng Dân chủ hay Đối lập, ai là người đồng tính

Bày tỏ sự cảm thông

Đôi khi, chúng ta dùng “like” để biểu đạt sự cảm thông, chia sẻ với một ai đó và cách nghĩ của họ. Mạng xã hội là một cách để thu gom “sự cảm thông ảo” và nó cũng có tác động đến thế giới thực, theo nghiên cứu gần đây của Psychology Today.

Để nhận lại thứ gì đó

Lý do mọi người like fanpage Facebook

Lý do mọi người like fanpage Facebook

Về nguyên nhân chúng ta “like” một fanpage, động lực cho hành động này dễ giải thích: họ dựa theo lý do thực tiễn, như việc muốn nhận phiếu giảm giá, cập nhật thường xuyên từ các công ty. Còn nguyên nhân chúng ta không “like” fanpage là vì không muốn nhận quảng cáo, cho không thông tin cá nhân, ảnh hưởng đến bạn bè…

Vì sao chúng ta bình luận?

Câu trả lời rõ ràng: chúng ta có điều muốn nói. Moira Burke, người đang khảo sát 1.200 người dùng Facebook, cho biết các tin nhắn cá nhân mang lại sự thỏa mãn cao hơn cho người nhận thay vì “like”. Theo cô, những người thường chat với nhau sẽ bớt cô đơn, còn những người hay nhận được “like” thì không thay đổi.

Còn với Elan Morgan, người ngừng “like” trong 2 tuần, việc bình luận nhiều hơn trên Facebook và không bấm “like” bừa bãi mang đến cho cô cảm giác thư thái hơn. Nó giống như việc đã đuổi tất cả mọi người ồn ào ra khỏi phòng.

Vì sao chúng ta cập nhật trạng thái?

Những điểm mọi người không thích nhất trên Facebook. Nguồn: Pew Research Center

Những điểm mọi người không thích nhất trên Facebook. Nguồn: Pew Research Center

Nghiên cứu của Pew cho thấy dù chúng ta thường xuyên “like” hay bình luận, trạng thái lại ít được cập nhật hơn. Chỉ có 10% người dùng Facebook thay đổi status hàng ngày, 4% cập nhật vài lần mỗi ngày, 25% không bao giờ thay đổi hay cập nhật trạng thái.

Đây là kết quả có lý nếu xét tới nghiên cứu này cũng chỉ ra sự chia sẻ quá mức (oversharing) là một trong những điều phiền toái nhất của Facebook. Có tới 36% không thích mọi người chia sẻ quá nhiều về bản thân họ trên Facebook.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dành thời gian để cập nhật status. Đâu là động lực của hành động này, chúng ta hi vọng thu về được gì từ đó? Một số nguyên nhân khoa học được đưa ra như sau:

Đăng bài làm chúng ta có cảm giác kết nối

Các nhà nghiên cứu tại Đai học Arizona theo dõi một nhóm sinh viên và đo lường “mức độ cô đơn” của họ khi đăng cập nhật trạng thái Facebook. Họ phát hiện khi sinh viên cập nhật thường xuyên, họ có mức độ cô đơn thấp hơn. Điều này đúng ngay cả khi không có ai “like” hay bình luận gì vào cập nhật đó. Song, mặt trái của nó là nếu mọi người nhìn thấy không ai “thèm” đoái hoài đến bài đăng của mình, họ sẽ bắt đầu cảm thấy lạc lõng.

Vì sao chúng ta ngừng cập nhật?

Các nhà nghiên cứu tại Facebook đã thực hiện một nghiên cứu về sự kiểm duyệt (self-censorship, các bài đăng bạn viết nhưng không bao giờ đăng). Trong 17 ngày, họ theo dõi hoạt động của 3,9 triệu người dùng và chứng kiến 71% từng gõ ra ít nhất 1 status hoặc bình luận nhưng không đăng lên (submit). Họ lý giải mọi người có xu hướng tự kiểm duyệt khi cảm thấy khó xác định đối tượng độc giả. Xu hướng này giảm đi khi bình luận trên bài đăng của người khác vì khi đó, đối tượng độc giả cụ thể hơn.

Vì sao chúng ta chia sẻ?

Vài năm trước, Thời báo New York thực hiện một nghiên cứu cụ thể về lý do chúng ta chia sẻ và nó vẫn có giá trị đến bây giờ. Nghiên cứu xác định 5 động lực chính khi chia sẻ:

- Đem nội dung có giá trị, giải trí đến người khác: 49% người tham gia khảo sát trả lời chia sẻ giúp họ thông báo cho người khác về các sản phẩm họ quan tâm và có thể thay đổi quan điểm, khuyến khích hành động.

- Định nghĩa bản thân: 68% trả lời muốn cho người khác biết mình là ai, mình quan tâm đến cái gì.

- Phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ: 78% trả lời họ chia sẻ trên mạng để giữ kết nối với mọi người mà họ không thường xuyên liên lạc.

- Tự thỏa mãn: 69% chia sẻ vì nó cho họ cảm giác có liên quan trên thế giới.

- Ủng hộ: 84% chia sẻ vì đây là cách tốt nhất để bày tỏ sự ủng hộ đến vấn đề mà họ quan tâm.

Một khảo sát khác thực hiện trên phạm vi toàn cầu của Ipsos cũng chỉ ra phát hiện tương tự. Lý do mọi người chia sẻ gồm: chia sẻ những điều thú vị (61%), chia sẻ điều quan trọng (43%), chia sẻ những thứ vui vẻ (43%), cho mọi người biết tôi tin vào gì và tôi là ai (37%), gợi ý dùng sản phẩm, dịch vụ… (30%), ủng hộ tổ chức, tôn giáo nào đó (29%)…

Điều gì xảy ra khi chúng ta thờ ơ với Facebook?

Mặt tối của Facebook là gì? Một số nghiên cứu chỉ ra Facebook làm chúng ta cảm thấy cô đơn hơn, cô lập hơn, ghen tị với những cuộc sống tưởng chừng hoàn hảo được “trưng” ra trên Facebook. Sự tiêu cực càng bộc lộ rõ nét khi chúng ta trở thành người xem thụ động và không tham gia vào những gì đang xảy ra.

Nghiên cứu năm 2010 của Đại học Carnegie Mellon cho thấy khi người dùng gắn bó với Facebook qua đăng bài, bình luận, nhắn tin…, cảm giác cô đơn của họ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, khi họ thờ ơ, Facebook lại hoạt động theo chiều ngược lại, gia tăng cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Theo nhà nghiên cứu Moira Burke, sự thờ ơ trên Facebook có thể dẫn đến sự trầm cảm. “Nếu hai người phụ nữ cùng nói chuyện với bạn bè trong khoảng thời gian như nhau, nhưng một người dành nhiều thời gian để đọc về bạn bè trên Facebook hơn, người đó có xu hướng ngày càng trầm cảm”.

Theo Du Lam (ICTnews)
Diễn biến mới vụ kiện giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và tỉ phú công nghệ Mỹ

Diễn biến mới vụ kiện giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và tỉ phú công nghệ Mỹ

Giải trí 19:58

(NLĐO) - Diễn biến vụ kiện giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và tỉ phú công nghệ Mỹ Gerard Williams (chồng ca sĩ Bích Tuyền) đang được công chúng theo dõi sát sao.

TP HCM: Cướp gà vịt làm mồi nhậu, 5 người bị bắt

TP HCM: Cướp gà vịt làm mồi nhậu, 5 người bị bắt

Pháp luật 19:22

(NLĐO) - Hết mồi nhậu, nhóm thanh niên hai lần dùng dao đe dọa để cướp gà vịt tại một chòi nuôi gà, vịt ở huyện Bình Chánh (TP HCM)

Nam thanh niên sập bẫy khi giao lưu hội xe máy Biên Hòa

Nam thanh niên sập bẫy khi giao lưu hội xe máy Biên Hòa

Pháp luật 19:20

(NLĐO) - Trên đường đi, đối tượng giả vờ làm rơi dép rồi nhờ anh D. xuống nhặt giúp. Khi anh D. vừa xuống xe, đối tượng tăng ga chạy xe của nạn nhân đi mất.

Chủ tịch Quốc hội: Huế cần thẳng thắn nhìn nhận vị trí của mình

Chủ tịch Quốc hội: Huế cần thẳng thắn nhìn nhận vị trí của mình

Thời sự 19:18

(NLĐO) - Kể từ ngày 1-1-2025, TP Huế trực thuộc trung ương, được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên - Huế

Tuyển Việt Nam 0-0 tuyển Singapore: Châu Ngọc Quang suýt mở tỉ số

Tuyển Việt Nam 0-0 tuyển Singapore: Châu Ngọc Quang suýt mở tỉ số

Thể thao 19:13

(NLĐO) - HLV Kim Sang-sik tiếp tục điều chỉnh nhân sự trong đội hình xuất phát tuyển Việt Nam tiếp đón Singapore trên sân Việt Trì lúc 20 giờ ngày 29-12

Djokovic đồng tình với Kyrgios, chỉ trích án doping của Sinner

Djokovic đồng tình với Kyrgios, chỉ trích án doping của Sinner

Thể thao 18:50

(NLĐO) - Xoay quanh sự chỉ trích của "trai hư" Kyrgios nhắm vào Sinner, Djokovic đã chia sẻ và đồng tình với tay vợt người Úc về các án phạt doping gần đây.

"Hot girl" tuyển nữ Việt Nam háo hức chờ Xuân Son và đồng đội đấu Singapore

"Hot girl" tuyển nữ Việt Nam háo hức chờ Xuân Son và đồng đội đấu Singapore

Thể thao 18:49

(NLĐO) - Trước trận đấu của tuyển Việt Nam với Singapore, dòng người hâm mộ sớm có mặt tại sân Việt Trì ủng hộ đội nhà giành vé vào chung kết ASEAN Cup 2024.