19/11/2013 10:56

Nhà mạng không thể phủi trách nhiệm

Nhiều bạn đọc tiếp tục phản ảnh cũng bị lừa đảo như trong bài “Cảnh giác chiêu lừa qua điện thoại” và đặt câu hỏi trách nhiệm của nhà mạng ở đâu? Chúng tôi giới thiệu các ý kiến về vấn đề này.

* Kỹ sư một nhà mạng di động tại VN:

Nhà mạng có hưởng lợi

Trò lừa giả mạo nhà mạng đòi nợ cước khách hàng được tiến hành theo hai nguồn: trong nước (qua các đầu số dịch cụ giá trị gia tăng 1900xxx) và ngoài nước (các số điện thoại vệ tinh quốc tế +886xxx). Cả hai nguồn trên đều sử dụng dịch vụ Voip (thoại qua giao thức kết nối Internet) dạng tổng đài nhằm chuyển hướng cuộc gọi người dùng đến đầu số kẻ lừa đảo mong muốn.

Với đầu số dịch vụ giá trị gia tăng trong nước, kẻ lừa đảo dụ người dùng khi “bấm phím 9 để nghe chi tiết và 0 để gặp nhân viên hỗ trợ” sẽ bị chuyển hướng gọi đến đầu số 1900xxx nhưng người dùng không hay biết”. Cước phí gọi đến đầu số 1900xxx có thể được tính đến 15.000 đồng/phút. Theo hợp đồng phổ biến hiện nay với các nhà mạng di động, đơn vị cung cấp dịch vụ qua đầu số 1900xxx có thể được hưởng 30-60% cước phí.

Còn với số điện thoại vệ tinh quốc tế (người dân ở VN gọi đến sẽ bị tính cước khoảng 90.000-150.000 đồng/phút), hầu hết cước phí nạn nhân phải trả sẽ được thanh toán cho đối tác cung cấp dịch vụ qua vệ tinh. Do đó, doanh thu của kẻ lừa đảo ở nước ngoài sẽ tùy thuộc hợp đồng ăn chia giữa họ và các nhà mạng nước ngoài.

* Luật sư LÊ MINH TRƯỜNG (giám đốc điều hành Công ty luật Minh Khuê):

Không thể nói mình vô can

Với các đầu số dịch vụ giá trị gia tăng trong nước, các nhà mạng đều chiếm phần ăn chia doanh thu với tỉ lệ rất cao, có thể đến 70%. Như vậy về mặt lợi nhuận, nhà mạng thu được nhiều hơn. Có phải vì lợi nhuận lớn nên nhà mạng làm ngơ cho những kẻ lừa đảo hoành hành bằng cách nói họ chỉ cung cấp hạ tầng kết nối, không liên quan đến nội dung?

Theo tôi được biết, một số nhà mạng hiện cung cấp rất nhiều đầu số dịch vụ giá trị gia tăng nên họ phải tìm mọi cách đẩy hết các số đi, tránh để tồn kho, nên gần như ai muốn đăng ký cũng được. Bên cạnh đó, nhà mạng còn phát triển lợi nhuận bằng áp doanh thu cho các đầu số được thuê, tức đơn vị thuê đầu số phải đạt một mức doanh thu bắt buộc trong thời gian sáu tháng mới được tiếp tục thuê đầu số. Cách làm này khiến nhiều đơn vị phải tìm mọi cách để đạt số doanh thu nhà mạng yêu cầu, trong đó có cả những hoạt động lừa đảo người dùng như báo phản ánh.

Ngoài ra, nhà mạng đều có thu phí quản lý cuộc gọi với các đầu số này. Tất cả các số gọi đến đầu số đều được nhà mạng nắm rõ (để thống kê doanh thu của đầu số), thế nhưng trong những trường hợp lừa đảo như trên, nhà mạng “phủi tay” khi nói mình vô can. Vậy họ thu phí quản lý dịch vụ làm gì khi trách nhiệm của họ chỉ bằng không?

* Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU (phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM):

Phải chủ động bảo vệ khách hàng

Trong các trường hợp trên, lừa đảo là hành vi của bên thứ ba chứ không phải là hành vi của các nhà mạng. Do đó các nhà mạng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với khách hàng. Tuy nhiên, căn cứ theo điều 14 Luật viễn thông thì doanh nghiệp viễn thông phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để các cơ quan này sớm phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh đối tượng vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ mạng viễn thông.

Ngoài ra, dưới góc độ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng thì khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền được bảo đảm an toàn về tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi sử dụng dịch vụ. Do đó tôi cho rằng với trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ viễn thông thì nhà mạng cần phải có các biện pháp chủ động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Ví dụ như phải nhắn tin, gọi điện thoại cảnh báo, khuyến cáo khách hàng về hành vi lừa đảo của bên thứ ba, ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao vi phạm, chặn các cuộc gọi có dấu hiệu vi phạm, lừa đảo khách hàng của mình.
 
Chiêu lừa buôn lậu “siêu quốc gia”

Trong rất nhiều phản ảnh của bạn đọc về tình trạng giả mạo nhà mạng đòi nợ cước người dùng, bạn đọc M.T. chia sẻ thêm về trường hợp của mình để mọi người cùng cảnh giác.

Cụ thể, sau khi nhận điện thoại thông báo và hỏi thông tin cá nhân như nhiều người dùng khác, bà M.T. cũng được chuyển máy đến gặp một người khác xưng là “công an điều tra C1”. Sau khi hỏi lại thông tin cá nhân của bà, vị “công an điều tra” kia cho biết bên điều tra có nói bà M.T. liên quan đến một vụ buôn lậu “siêu quốc gia”, đồng thời là tội phạm cao cấp. Vị “công an” cũng cho biết ngày hôm nay công an phát lệnh truy nã, sẽ phong tỏa hết các tài sản của bà M.T., rồi cho biết thêm có người vừa dùng họ tên bà rút 1 tỉ đồng tiền đen (phi pháp) từ Ngân hàng Vietcombank. Sau đó “công an điều tra” hỏi thông tin về các tài khoản ngân hàng của bà M.T. và yêu cầu bà phải chứng minh tiền có trong ngân hàng là trong sạch bằng cách chuyển tiền vào tài khoản “phòng công chứng chỉ có một công tố viên” để kiểm tra. Nghi ngờ đây là chuyện lừa đảo nên bà M.T. không làm theo hướng dẫn này.

* Ông BÙI QUỐC VIỆT (giám đốc Trung tâm quan hệ công chúng VNPT):

Không có chuyện nhà mạng cấu kết

Tôi xin khẳng định hoàn toàn không có chuyện nhà mạng cấu kết với kẻ lừa đảo nhằm móc túi người dùng và chia nhau. Quá trình VNPT cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông - Internet suốt thời gian qua cho thấy luôn có kẻ xấu tìm mọi cách lợi dụng hạ tầng mạng để trục lợi. Ngay trong trường hợp lừa đảo lần này, thực tế là khách hàng bị lừa dẫn dắt các bước thành ra gọi đi các đầu số quốc tế (0013xxx, 00886xxx, 96111...), nghĩa là kẻ lừa đảo thu tiền từ các nhà mạng viễn thông nước ngoài chứ không phải từ VNPT. Còn theo hợp tác viễn thông giữa VN và các nước thì VNPT phải có trách nhiệm trả tiền cho nhà mạng nước ngoài khi thuê bao của mình gọi sang đó.

thanh
từ khóa :
Thủ tướng: Thanh tra ngay các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Thủ tướng: Thanh tra ngay các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Thời sự 16:13

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 24-2 vừa ký Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.

Ấn định ngày khép lại vụ bà Trương Mỹ Lan nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng

Ấn định ngày khép lại vụ bà Trương Mỹ Lan nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng

Pháp luật 16:12

(NLĐO) - Tại bản án sơ thẩm, tòa án buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường hơn 30.000 tỉ đồng cho 35.824 người bị hại.

Góc khuất trong vụ nữ chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt tiền ngân hàng

Góc khuất trong vụ nữ chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt tiền ngân hàng

Pháp luật 15:55

(NLĐO) - Nữ chủ tịch khăng khăng rằng mình không liên quan tới sai phạm của công ty, trong khi kẻ được xác định là chủ mưu đã xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Thời sự 15:52

(NLĐO) - Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương đề xuất, tham gia ý kiến về một số nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung quy định về cải cách tư pháp

Tròn 3 năm xung đột với Nga, Ukraine nhận thêm viện trợ "nóng”

Tròn 3 năm xung đột với Nga, Ukraine nhận thêm viện trợ "nóng”

Quốc tế 15:52

(NLĐO) – Ukraine nhận thêm viện trợ mới trị giá 3,5 tỉ euro do đích thân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tới Kiev trao cho Tổng thống Zelensky

Bình Phước công bố quyết định cán bộ

Bình Phước công bố quyết định cán bộ

Chính trị 15:51

(NLĐO) - Tỉnh Bình Phước đã công bố quyết định nghỉ hưu cho cán bộ, đồng thời điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt.

Những dự án dân sinh nào sẽ khởi công dịp lễ 30-4 này?

Những dự án dân sinh nào sẽ khởi công dịp lễ 30-4 này?

Thời sự 15:50

(NLĐO) - Bảy dự án sẽ được khởi công chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.