Kể từ khi thời đại của iPhone bắt đầu vào năm 2007, những người dùng trung thành của BlackBerry đã chứng kiến nhà sản xuất thiết bị yêu thích và đáng kính của họ rơi vào vòng suy thoái ngày càng nặng nề. Một số nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ này là vì người tiêu dùng chuyển sang dùng các thiết bị Android và iPhone, tuy nhiên, công ty BlackBerry – từng nổi tiếng với tên gọi Research In Motion – đã không giúp được gì họ vì chiến lược quá nghèo nàn và liên tục trì hoãn ra mắt sản phẩm mới.
Kết quả là vừa qua, BlackBerry đã công bố trở thành một công ty tư nhân, “bán mình” cho cổ đông lớn nhất Fairfax Financial, một công ty bảo hiểm Canada.
Dù suy thoái song hiện nay BlackBerry vẫn có khoảng hơn 50 triệu người dùng,
phần lớn đều là những người dùng trung thành của công ty.
BlackBerry có còn là nhà sản xuất điện thoại?
Thương vụ này đến đúng thời điểm BlackBerry tuyên bố khoản lỗ hàng quý 1 tỷ USD và sa thải 4.500 nhân viên, tương đương hơn 1/3 lực lượng lao động của công ty. Công ty Canada đã gặp khó khăn khi quá tập trung vào thị trường chính phủ và doanh nghiệp. Doanh thu sụt giảm và lỗ nặng càng làm rõ rệt thêm nỗi lo ngại BlackBerry - từng là hãng đi đầu khai phá thị trường smartphone. Trong thông cáo báo chí mới đây, Tổng Giám đốc Thorsten Heins của BlackBerry đã bày tỏ sự thất vọng rõ rệt vì kết quả tài chính và kinh doanh quý này. BlackBerry cho biết đã bán được gần 5,9 triệu smartphone trong quý, trong khi đó Apple đã bán được 9 triệu iPhone 5S và 5C chỉ trong 3 ngày sau khi phát hành.
Tương lai của nhà sản xuất smartphone thực sự rất đang nghi ngai. Giờ đây, người dùng BlackBerry, đặc biệt là những người dùng trung thành của công ty, phải quyết định một vấn đề: liệu các thiết bị BlackBerry có còn giá trị?
Đây không phải là một câu hỏi dễ dàng trả lời. Hiện nay ngoài một thực tế là BlackBerry đang trên đà suy thoái và iPhone cùng các thiết bị BlackBerry đang trong thời thịnh vượng, thì thị phần BlackBerry vẫn còn đáng kể. Theo tạp chí Forbes ước tính hiện có hơn 50 triệu người dùng BlackBerry và họ vẫn rất gắn bó với thiết bị, với phần mềm bảo mật email của BlackBerry và với các bàn phím vật lý quen thuộc.
“Bạn chỉ có thể lấy chiếc bàn phím thực sự của BlackBerry ra khỏi ngón tay tôi khi tôi đã chết”, người dùng có nickname Charles Wright of Toronto viết trên Twitter.
Ronen Halevy, một chuyên gia bảo mật CNTT đang điều hành trang web BerryReview.com, vẫn rất yêu thích chiếc BlackBerry hơn iPhone và các mẫu máy Android, bởi “nó tập trung vào giao tiếp đầu tiên” – mặc dù anh vẫn rất quen thuộc với nền tảng Android và iPhone.
“Chúng là những thiết bị rất tốt về mặt cập nhật thông tin, nhưng điểm chính của những chiếc điện thoại đó là chúng giống với một chiếc máy tính hơn”, anh nói về các mẫu điện thoại Apple và Google. Trong khi đó, các máy BlackBerry vẫn tốt hơn từ email đến lịch đến các ứng dụng khác.
Anh hy vọng BlackBerry sẽ trở về thời hoàng kim. “Tôi nghĩ rằng Fairfax nên tập trung hơn nữa vào BlackBerry 10 và kết hợp thị trường doanh nghiệp và thị trường người dùng vào nền tảng mà họ đưa ra”, anh viết trên trang BerryReview.com. “Điều này có nghĩa là sẽ kết thúc những tính năng kiểu “na ná nhau” của BlackBerry 10 và nó sẽ rất thu hút những thị trường đã làm nên tiếng tăm của BlackBerry”.
Tuy nhiên, một người khác lại cho rằng BlackBerry nên tập trung giành những khách hàng mới. “Việc Fairfax mua lại BlackBerry là một tin xấu đối với người tiêu dùng. Mọi người không còn ưa chuộng BlackBerry nữa. Đây là một cuộc tự tử do chính công ty gây ra”, thành viên kingbernie viết trên Twitter. Anh nghi ngờ việc trở thành một hãng phần mềm doanh nghiệp có thể là con đường tốt nhất để BlackBerry thoát khỏi tình trạng khó khăn – ngay cả khi điều đó khiến hãng bỏ rơi thị trường tiêu dùng.
Chris Umiastowski, một nhà phân tích công nghệ và là người đóng góp thường xuyên cho trang CrackBerry.com, nói rằng các fan BlackBerry có nhiều quan điểm khác nhau.
“Trở thành một công ty tư nhân không phải là một thay đổi cần thiết đối với tương lai công ty. Tất cả những gì sự thay đổi này mang lại chỉ là những xáo trộn trong cấu trúc sở hữu công ty”, anh nói. “Đó không phải là chiến lược khôn ngoan, cũng không phải là cơ hội để sửa đổi công ty. Việc ai sở hữu công ty không thay đổi được thực tế họ đang phải đối mặt với các nhà cạnh tranh lớn. Trở thành một công ty tư nhân chỉ có nghĩa là BlackBerry sẽ hoạt động ngoài tầm kiểm soát của công chúng”.
Nuối tiếc thế hệ điện thoại bàn phím
Với những ai muốn để những chiếc điện thoại BlackBerry vào ngăn kéo, bên cạnh những chiếc máy Palm một thời để lưu giữ lại những thiết bị có bàn phím vật lý, sự lựa chọn đang ngày càng hạn chế. Bởi các mẫu Motorola Photon Q và the Motorola Droid 4 là những mẫu smartphone Android có bàn phím trượt khá rộng, nhưng lại bị chê ở tính năng camera. Hiện nay trên thị trường xuất hiện mẫu máy NEC Terrain, một chiếc điện thoại Android có bàn phím vật lý, được tiếp thị là “sự sáng tạo mạnh mẽ”, nhưng theo ý kiến của các nhà phân tích, nó không thực sự là sản phẩm hướng đến thị trường người tiêu dùng đại chúng.
Trong khi đó, thị trường dường như đang tràn ngập các mẫu smartphone với bàn phím ảo, trong đó có cả các mẫu iPhone 5s và 5c vừa ra, mẫu Samsung Galaxy S4 và HTC One cùng nhiều sản phẩm khác. Tất cả đều có những ưu và nhược điểm, dù bạn có quen với hệ điều hành của chúng hay đam mê các phụ kiện của chúng hay không. Song, những người chuộng BlackBerry, vẫn khó mà thích nghi với các mẫu máy trên.
“BlackBerry luôn và vẫn mang đến trải nghiệm truyền thông tốt nhất. Đầu tiên, đó là chức năng push mail và sau đó là bàn phím vật lý. Hiện nay tôi đang dùng chiếc Z10 và tôi nhận thấy tính chất đa nhiệm, phần mềm và trải nghiệm email là những chức năng không hề thua kém bất cứ smartphone “hot” nhất nào hiện nay”, Umiastowski, một thành viên Twitter viết. “Một chiếc iPhone vẫn thua kém những tính năng này trên BlackBerry”.