Doanh nghiệp
03/04/2023 15:00

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động hội thảo tham vấn do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Viện Lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức, ngày 31-3-2023, tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra buổi trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác, hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Tham dự chương trình có lãnh đạo Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, ngành nông nghiệp, khuyến nông 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long; đoàn nông dân các nước Thái Lan, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Ma-lay-si-a; TS. Bas Bouman - Giám đốc Nghiên cứu và phát triển của IRRI cùng đoàn cán bộ khoa học IRRI… Đặc biệt chương trình còn có sự tham gia của 300 nông dân tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp – đây là những nông dân đã rất tích cực tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh do Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và hệ thống khuyến nông 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long thực hiện

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác - Ảnh 1.

Chương trình Canh tác lúa thông minh đã tiến hành suốt 7 vụ lúa, qua 2 giai đoạn, từ 2016-2017 đến 2020-2022. Chương trình đã đạt được hiệu quả tốt, như giảm giống gieo sạ (từ trên 200 kg, xuống dưới 80 kg/ha), giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên 1,5 triệu đồng/ha, năng suất tăng trên 400 kg thóc/ha, lợi nhuận tăng thêm từ 4 - 4,5 triệu đồng/ha so với đối chứng. Quy trình canh tác trong chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là Tiến bộ kỹ thuật. Công ty CP Phân bón Bình Điền cũng sẽ tiếp tục phối hợp cùng Cục trồng trọt để triển khai quy trình Canh tác lúa thông minh vào đề án phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh và phát thải thấp cho sản xuất lúa ĐBSCL.

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác - Ảnh 2.

Theo ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết: "Sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua có nhiều thành tích, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện, như chi phí đầu vào sản xuất không ngừng tăng, dẫn đến lợi nhuận của người trồng lúa giảm, cách thức sản xuất truyền thống của nông dân làm tổn hại rất lớn đến môi trường. Giảm giống gieo sạ là vấn đề đầu tiên trong tiến trình giảm chi phí đầu vào sản xuất lúa. Cơ giới hóa gieo sạ chính xác là để giảm tối đa giống và công lao động. Việc tổ chức trình diễn gieo sạ chính xác hôm nay với nhiều thiết bị khác nhau sẽ giúp ngành nông nghiệp xây dựng chính sách, lựa chọn trang bị gieo sạ phù hợp với địa phương mình; nhà khoa học xem xét để cải tiến cỗ máy gieo sạ ngày càng hoàn thiện hơn cho nông dân".

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác - Ảnh 3.

TS. Bas Bouman, Giám đốc nghiên cứu và phát triển của IRRI chia sẻ: "Hôm nay có rất nhiều người mặc áo xanh, đội mũ xanh (300 nông dân mặc trang phục Chương trình Canh tác lúa thông minh), đó là biểu tượng sản xuất lúa gạo của Việt Nam mà trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long. Người dân đã làm được việc này, tức làm ra lúa gạo để mình ăn và còn giúp cho nhiều nơi trên thế giới cũng có gạo của Việt Nam để ăn.

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác - Ảnh 4.

Sản xuất lúa gạo rất vất vả với nhiều công việc nặng nhọc mà không phải lúc nào thời tiết, thiên nhiên cũng ủng hộ. Hôm nay nhiều nước trên thế giới đến đây xem trình diễn cơ giới hóa trên đồng ruộng, đó là đổi mới trong sản xuất lúa gạo, máy móc sẽ giúp tăng năng suất, giảm công sức lao động cho người nông dân. Tôi hy vọng rằng tất cả những người nông dân ngồi đây sẽ lái những cỗ máy đi gieo sạ để có thời gian và thu nhập nhiều hơn, con cái chúng ta được chăm lo cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, chúng tôi là những chuyên gia nông nghiệp quốc tế đến xem nông dân Việt Nam trình diễn".

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác - Ảnh 5.

Tại khu vực ruộng thí nghiệm của Viện Lúa ĐBSCL, Ban tổ chức đã trình diễn 8 loại máy móc cơ giới hóa ứng dụng trong khâu gieo sạ lúa chính xác. Các công nghệ và máy móc tiên tiến cho gieo sạ chính xác đã được cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL; điển hình như: máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng; máy bay drone sạ lúa, sạ phân, phun thuốc Sài Gòn Kim Hồng; máy sạ hàng khí động liên hợp máy kéo; máy sạ hàng khí động liên hợp máy tự hành; máy sạ cụm Yanmar…

Ông Lê Thanh Tùng, Cục phó Cục Trồng trọt nhận định: "Giảm giống gieo sạ là một yêu cầu bức thiết trong quy trình 1 phải 5 giảm, có thể gọi giảm giống là từ khóa của sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Giảm giống là giảm áp lực đầu vào khác của sản xuất lúa. Nếu không giảm được lượng giống gieo sạ thì những yêu cầu của quy trình 1 phải 5 giảm đều không có ý nghĩa. Trình diễn, hay thực hiện mô hình, tức là làm cái gì đó để người nông dân chứng kiến mà chọn lựa được cách thức phù hợp với mình".

Cũng theo ông Tùng, Cục Trồng trọt đã phối hợp với nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong nước tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, như trình diễn trực tiếp, hoặc hội thi, hội thao, tạo ra nhiều sân chơi để doanh nghiệp được trình diễn, mục tiêu cuối cùng là bà con nông dân hoặc tổ chức đại diện cho nông dân có thể khai thác, sử dụng tối đa được trang thiết bị kỹ thuật.

Trình diễn đồng ruộng: Cơ giới hóa gieo sạ chính xác - Ảnh 6.

Đây cũng chính là tâm nguyện của nông dân đang tham quan trình diễn. Ông Từ Bá Đạt, ở ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết nhà ông làm 4 ha lúa, cả lúa thịt và lúa giống, ông thấy cách thức sạ hàng phù hợp hơn với làm lúa thịt, sạ cụm thích hợp với làm lúa giống.

"Nhưng đầu tư một máy gieo sạ hơn hai trăm triệu đồng, lại không làm được bao nhiêu thời gian, rồi thì đắp chiếu chờ thời vụ tới, những người ít ruộng, ruộng nhỏ như tôi, việc san phẳng mặt ruộng là rất khó, mà mặt ruộng không phẳng, không tưới tiêu nước chủ động được thì khó xài máy sạ. Phải tổ chức các hợp tác xã kiểu mới, mới đặng" - Ông Đạt nói.

Như vậy, vấn đề là nông dân cần liên kết hợp tác làm lúa, có sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước mới mở ra con đường phát triển của máy gieo sạ chính xác. Việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa nói chung và khâu gieo sạ chính xác nói riêng góp phần cùng với Bộ Nông nghiệp & PTNT thực hiện thành công Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long.



Trần Đình Thế

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

LPBank đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, chia cổ tức bằng tiền mặt 25%

LPBank đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, chia cổ tức bằng tiền mặt 25%

Tài chính 11:06

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) vừa công bố danh mục và nội dung các tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.

UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững

UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững

Doanh nghiệp 22:47

UOB Việt Nam tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh nhằm hỗ trợ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản theo mô hình bền vững của NAVICO

Hằng Thuận Tây Nguyên: Serum tinh chất nghệ - giải pháp chăm sóc da từ thiên nhiên

Hằng Thuận Tây Nguyên: Serum tinh chất nghệ - giải pháp chăm sóc da từ thiên nhiên

Thị trường 14:00

Từ một loại dược liệu quý của Tây Nguyên, nghệ đỏ đang dần trở thành nguyên liệu làm đẹp được ưa chuộng nhờ những công dụng tuyệt vời.

FPT Long Châu chia sẻ về "công nghệ số" tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới

FPT Long Châu chia sẻ về "công nghệ số" tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới

Doanh nghiệp 21:38

Ngày 03-04-2025, nhân chuyến thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”.

Nam A Bank hợp tác với Trung tâm RAR - Bộ Công an chính thức triển khai xác thực điện tử qua VNEID

Nam A Bank hợp tác với Trung tâm RAR - Bộ Công an chính thức triển khai xác thực điện tử qua VNEID

Ngân hàng 21:37

Ngày 3-4, Nam A Bank phối hợp Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID.

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Tài chính 18:28

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.

Diễn đàn đối thoại nhằm hiện thực hoá mục tiêu đưa TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Diễn đàn đối thoại nhằm hiện thực hoá mục tiêu đưa TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Sản xuất - Kinh doanh 17:03

Ngày 3-4, Nam A Bank đồng hành Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”.

Nhiều mây


Chủ nhật, 06/4/2025
28oC