Động thái này biểu thị vị trí chiến lược của Việt Nam trong việc phát triển toàn cầu của TCL với tư cách là một trung tâm sản xuất khu vực. Nó cũng là nền tảng cho cam kết dài hạn của công ty đối với thị trường Việt Nam.
Với diện tích 72.900 mét vuông, nhà máy mới chia kế hoạch xây dựng thành hai giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 53,56 triệu USD. Năng lực sản xuất của giai đoạn một dự kiến sẽ lên tới 1 triệu đơn vị tivi mỗi năm. Sau khi hoàn thành giai đoạn hai, năng lực sản xuất sẽ đạt tối đa 3 triệu chiếc mỗi năm. Đây sẽ là cơ sở sản xuất TV hoàn chỉnh nhất trong chuỗi đầu tư của các nhà máy tự xây dựng ở Đông Nam Á, với dây chuyền lắp ráp kỹ thuật số hoàn thiện nhất được trang bị đầy đủ các tính năng hiện đại, bao gồm phòng điều khiển dây chuyền sản xuất, board mạch tự động và chuỗi lắp ráp màn hình tự động hóa cùng hệ thống quản lý kỹ thuật hóa ERP, MES, WMS.
Hình ảnh phác họa nhà máy sản xuất TV mới của TCL Electronics tại Bình Dương
Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam, thị trường Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Thái Lan và cả thị trường Mỹ và châu Âu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về TV chất lượng cao.
Việc xây dựng nhà máy mới là một phần trong kế hoạch mở rộng toàn cầu của TCL sau khi xây dựng khu công nghiệp sản xuất thông minh tích hợp đầu tiên ở Ấn Độ, giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và tạo ra số lượng lớn việc làm cho lực lượng lao động địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.
Ban lãnh đạo cấp cao TCL Electronics tham dự buổi lễ Khởi công nhà máy mới
"Là thị trường nước ngoài đầu tiên của chúng tôi, Việt Nam từ lâu đã là thị trường chiến lược của TCL và việc đầu tư của chúng tôi vào Việt Nam là một phần quan trọng trong kế hoạch mở rộng toàn cầu của TCL" - ông Kevin Wang, CEO của TCL Electronics, cho biết: "Chúng tôi sẽ giới thiệu ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng cao cho Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng địa phương và giúp họ sống một cuộc sống tốt hơn, với lợi thế từ khả năng tích hợp dọc hàng đầu của chúng tôi", ông nói thêm.
Ông Kevin Wang - CEO của TCL Electronics phát biểu tại buổi lễ
TCL gia nhập thị trường Việt Nam năm 1999 và công ty đã nhân rộng thành công các thành tựu quốc tế trong nước. Năm 2018, doanh số bán hàng của TCL đã tăng 50% so với năm trước và công ty hiện là thương hiệu TV lớn thứ tư tại Việt Nam. Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ tại địa phương, TCL đã chọn Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tung ra mẫu TV QLED 8K đầu tiên, có chất lượng hình ảnh và âm thanh cực kỳ sống động. Trong năm 2019, TCL vẫn tiếp tục chú trọng phát triển sản phẩm AI TV và UHD 4K TV. Ngoài phần mềm, phần cứng, TCL cũng cung cấp các gói truyền hình Internet miễn phí để người dùng được hưởng các dịch vụ cộng thêm, giúp trải nghiệm giải trí thêm trọn vẹn. Vào tháng 4 năm nay, TCL dự kiến sẽ ra mắt thêm một số dòng TV Popular là P8 với 3 dòng thấp, trung, cao cùng thế hệ máy điều hòa mới.
Hoạt động tại hơn 160 thị trường trên toàn cầu, Tập đoàn TCL duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018. Tổng doanh số TV LCD của hãng tăng 23,1% so với cùng kỳ lên 28,61 triệu bộ. Ở thị trường nước ngoài, doanh số TV LCD của hãng tăng 29,5% so với năm trước. Ngoài ra, theo báo cáo của công ty nghiên cứu Sigmaintell, TCL đứng thứ hai toàn cầu về sản lượng TV màn hình phẳng bán ra trong năm 2018.