Doanh nghiệp
24/02/2022 17:22

Nhiều phát kiến về ứng dụng công nghệ được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Mạng và các Hệ thống thông minh lần II

Hội thảo Khoa học Quốc tế về Mạng và các Hệ thống thông minh lần thứ hai (ICISN 2022) do Swinburne Việt Nam đăng cai tổ chức.

ICISN 2022 có 74 nghiên cứu được hội đồng chấp thuận, hội thảo đã thu hút được gần 200 công trình nghiên cứu của các tác giả đến từ hơn 10 quốc gia trên thế giới (Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Uzbekistan, Việt Nam, Nga, Indonesia…).

Swinburne Việt Nam tổ chức Hội thảo với mong muốn là nơi các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông. Đặc biệt, có sự góp mặt của 4 nhà khoa học có bề dày nghiên cứu.

PGS.TS Chutiporn Anutariya - Phó Trưởng Khoa CNTT và Truyền thông - Trường Kỹ thuật và Công nghệ (SET) - Viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan

Bà Chutiporn Anutariya nhận bằng Tiến sĩ tại Thái Lan và và sau Tiến sĩ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy năm 2003. Luận án Tiến sĩ của bà nhận được giải thưởng luận án của Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Thái Lan.

Nhiều phát kiến về ứng dụng công nghệ được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Mạng và các Hệ thống thông minh lần II - Ảnh 1.

PGS.TS Chutiporn Anutariya

Hướng nghiên cứu của bà chủ yếu về mô hình dữ liệu và nhận ​​thức, phân tích dữ liệu và ứng dụng, dữ liệu mở và công nghệ học tập nâng cao. Chủ đề "Phân tích hành vi của khách du lịch bằng dữ liệu về quỹ đạo taxi và truyền thông xã hội" của bà tại hội thảo năm nay dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm và trao đổi của cộng đồng khoa học thế giới.

PGS.TS Rafidah Md Noor - Phó Trưởng khoa Khoa học Máy tính & CNTT, kiêm Trưởng Bộ môn Hệ thống và Công nghệ Máy tính - Đại học Malaya, 50603 Kuala Lumpur, Malaysia

Từ năm 2016 - 2021, bà là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu (COR), Điện toán Đám mây Di động (C4MCCR).

Nhiều phát kiến về ứng dụng công nghệ được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Mạng và các Hệ thống thông minh lần II - Ảnh 2.

PGS.TS Rafidah Md Noor

Các nghiên cứu của bà Rafidah Md Noor ứng dụng khoa học máy tính để xử lý các vấn đề liên quan đến các hệ thống giao thông đường bộ. Chủ đề mà bà trình bày tại hội thảo năm nay là: "Tối ưu hóa thuật toán định tuyến vô tuyến phương tiện bằng mạng AdHoc".

GS.TS Lam Kwok Yan - Giáo sư Khoa học Máy tính, Trường Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore

GS.TS Lam Kwok Yan hiện cũng đang là Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Công nghệ Nanyang tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore; Giám đốc điều hành của Trung tâm Chiến lược Nghiên cứu Công nghệ và Hệ thống Bảo vệ Quyền riêng tư (SCRiPTS); Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia thông minh SPIRIT của NTU.

Nhiều phát kiến về ứng dụng công nghệ được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Mạng và các Hệ thống thông minh lần II - Ảnh 3.

GS.TS Lam Kwok Yan

Tháng 8-2020, Giáo sư Lam tham gia INTERPOL với tư cách là cố vấn về đổi mới công nghệ và không gian mạng. Ông tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn như và là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Isaac Newton thuộc Đại học Cambridge và Viện An ninh Hệ thống Châu Âu.

Hướng nghiên cứu của Giáo sư Lam Kwok Yan bao gồm hệ thống phân tán, cơ sở hạ tầng bảo mật IoT và bảo mật hệ thống vật lý mạng, giao thức phân tán cho chuỗi khối, mật mã sinh trắc học, an ninh nội địa và an ninh mạng.

Tham dự hội thảo lần này, Giáo sư Lam sẽ chia sẻ những góc nhìn và nghiên cứu với chủ đề "Phân tích các mối đe dọa trên mạng thông minh do AI kích hoạt để nâng cao hiệu suất của các hoạt động không gian mạng".

PGS. TS Trần Đức Tân - Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử, Đại học Phenikaa, Việt Nam

PGS.TS Trần Đức Tân được phong hàm phó giáo sư năm 2013 và là phó giáo sư trẻ nhất ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa cho đến nay.

Vào tháng 8-2016, PGS.TS Trần Đức Tân được bổ nhiệm Phó Trưởng Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ 6-2019, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Phenikaa.

Nhiều phát kiến về ứng dụng công nghệ được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Mạng và các Hệ thống thông minh lần II - Ảnh 4.

PGS. TS Trần Đức Tân

Được biết, ông đã có nhiều năm làm trưởng ban chương trình của một số hội nghị chuyên ngành. Ngoài ra, ông còn được mời làm phản biện cho hơn 20 tạp chí quốc tế (thuộc danh mục ISI) trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử - Xử lý tín hiệu. Tại hội thảo lần này ông sẽ trình bày về đề tài "Một số hệ thống dựa trên IoT cho các ứng dụng mới nổi".

Ngoài ra ICISN 2022 còn có sự tham gia trình bày về các giải pháp công nghệ của đại diện các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn tại Việt Nam như: ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ FPT, ông Trương Quốc Hùng - Tổng giám đốc VinBrain, ông Lê Nhân Tâm - Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam…Dự kiến hội thảo ICISN 2022 sẽ diễn ra vào ngày 19-3-2022 tại Swinburne Innovation Space.

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.