Việt Nam đang ngày càng tỏ ra có sức hút với nguồn đầu tư nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 26,16 tỉ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó vốn thực hiện cũng tăng 7,3% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, bên cạnh các quốc gia truyền thống nhiều năm đứng đầu về lượng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore…, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ mới cũng đã đẩy mạnh đầu tư như Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ… Trong đó, Hà Nội và TP HCM vẫn đứng đầu cả nước về lượng vốn thu hút đầu tư FDI.
Công nghiệp phát triển mang theo xu hướng phát triển mới của bất động sản
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc Cấp cao Thị trường vốn tại Việt Nam của JLL, Tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản chuyên nghiệp cho biết: "Các cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gần đây đã góp phần đẩy nhanh quá trình quyết định di dời của các tập đoàn, và nhiều chuyên gia tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi các nhà sản xuất đang tìm cách mở rộng dây chuyền cung cấp của họ sang Đông Nam Á".
Theo báo cáo của JLL, các tài sản công nghiệp và đặc biệt là tài sản hậu cần đang được các công ty tìm cách và dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ. Mức giá thuê đất công nghiệp trung bình ở miền Nam và miền Bắc tại Việt Nam là 95USD/m2/thời hạn thuê, tăng lần lượt 15,8% và 6,7% so với cùng kỳ năm trước đó.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang) đang hiện hữu các khu công nghiệp lớn, chứng minh là vùng kinh tế đầu tàu của cả nước khi đóng góp GRDP chiếm 45,42%, thu ngân sách hơn 42% tổng thu ngân sách cả nước vào năm 2018
Theo quy hoạch phát triển của vùng, các khu công nghiệp và khu chế xuất sẽ được tập trung, gia tăng xây dựng. Trong đó, chuyển dần các cơ sở công nghiệp sang khu vực còn dư địa phát triển, nhất là các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Bình Phước là tỉnh có đường biên giới kéo dài tiếp giáp Campuchia, không chỉ sở hữu hệ thống đường quốc lộ (QL 14, QL 13), tỉnh lộ (ĐT 741, ĐT 753…) liên kết các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, còn có cửa khẩu quốc tế Hoa Lư kết nối Campuchia, Lào, Thái Lan. Nắm diện tích lớn nhất miền Nam, bên cạnh thành tích sản xuất điều và cao su lớn nhất nước, địa phương tập trung phát triển công nghiệp với 13 khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho 30.000 đến 40.000 người
Ngoài ra, trong khu vực tam giác kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam, Bình Phước được đánh giá là địa phương có nền kinh tế phát triển hơn hẳn và còn thăng dư tăng trưởng lớn. Theo đó lao động trong khu vực tam giác kinh tế sẽ được tạo điều kiện nâng cao tay nghề, tăng cường giao thương thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài quỹ đất lớn, giá đất còn mềm, hạ tầng được chú trọng phát triển, đi kèm các tiềm lực kinh tế, Bình Phước còn cung cấp nguồn lao động có tay nghề.
Đây sẽ là điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bên cạnh những cái tên đang có mặt như VinGroup, Becamex IDC, Đại Nam, FLC, Era Group, Cát Tường Group, Tập đoàn Deanshoes, MDF VRG Dongwha, C&T Vina, Tập đoàn Kim Tín … Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh Bình Phước thu hút hơn 2 tỉ USD nguồn vốn đầu tư FDI và có 68 dự án thuộc nguồn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký là 8.500 tỉ đồng, tăng hơn 4 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
So với những "anh lớn" đi trước như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước có sự chậm nhịp hơn tuy nhiên địa phương có đủ khả năng đúc kết kinh nghiệm, nối bước các tỉnh thành phát triển trong vùng.
Bình Phước là điểm đến của các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp
Trong đó, TP Đồng Xoài đang thể hiện rõ vai trò đô thị trọng điểm của tỉnh khi sở hữu hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện; các khu công nghiệp như Đồng Xoài I, II, III, IV đang thu hút nhiều doanh nghiệp; kinh tế phát triển, hệ thống kinh doanh thương mại - dịch vụ sầm uất...
Khi xu hướng dịch chuyển đầu tư vào khu công nghiệp từ các nước lớn đang đổ vào vùng phía Nam, TP Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) là điểm đến tiềm năng khi thành phố đang có quỹ đất lớn, nguồn lao động đồi dào, hạ tầng được chú trọng, kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt kết nối thuận tiện đến các sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, các cảng nước sâu Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai... đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bất động sản TP Đồng Xoài mang tiềm năng lớn - Phối cảnh Era Central Point
Hiện tại, bất động sản theo xu hướng phát triển công nghiệp đang trở thành kênh đầu tư của nhiều người. Đối với thị trường có tiềm lực phát triển công nghiệp, hút nguồn vốn đầu tư về càng cao, sản sinh các lợi thế gia tăng kinh tế thì giá trị bất động sản sẽ được đà gia tăng. TP Đồng Xoài đang nằm trong xu thế đó.
Tiêu biểu, trên các tuyến sầm uất QL 14, Phú Riềng Đỏ, Lê Quý Đôn sẽ là dự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư với vị trí trung tâm, giao thương thuận lợi. Chủ đầu tư Era Group đang triển khai Era Central Ponit là dự án khu dân cư nằm ngay mặt tiền Lê Quý Đôn, đây là dự án tiêu biểu cho sự phát triển của Đồng Xoài và là cơ hội cho nhà đầu tư.