Địa ốc
22/08/2016 16:19

Đất nền thổ cư: Dân “kêu” không ai “thấu”

So với chung cư, đất nền thổ cư dường như có ưu thế hơn trong lựa chọn “mua để ở” của người dân. Thế nhưng, hành trình trở thành chủ nhân của đất nền, chỉ người trong cuộc mới “thấu” những “gian nan”.

Hạ tầng kiểu “đem con bỏ chợ”

Mua đất xây nhà gần năm nay nhưng người dân tại khu dân cư Phúc Long thuộc Khu phố Trường Lưu (P. Long Trường, Q.9, Tp.HCM) vẫn phải sống trong cảnh đường chưa trải nhựa. Vào mùa mưa, nước ngập ứ khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói, khi cư dân phản ánh, doanh nghiệp chọn cách im lặng hoặc phản hồi qua loa với lý do khi nào nhà cửa thuộc dự án xây gần xong sẽ cho trải nhựa.

Theo phản ánh của người dân, trước khi tiến hành ký hợp đồng mua bán, hai bên đều thỏa thuận rõ ràng về việc sẽ có đường nhựa 6m. Thậm chí đường nhựa này phải được xây dựng trước khi tiến hành bán đất cho khách hàng. Thế nhưng, đến nay đã gần 1 năm, đường nhựa vẫn không hề xuất hiện.Trước đó, cũng tại khu dân cư này, người mua đất từng bức xúc về việc doanh nghiệp giao đất không đúng vị trí cho khách hàng. Cụ thể, trong ngày mở bán, khách hàng đặt chỗ và giao dịch mua bán lô A nhưng khi nhận biên bản bàn giao đất để xây nhà thì doanh nghiệp lại giao lô B. Sự cãi vã, xô xát giữa người mua và đại diện doanh nghiệp đã xảy ra. Tuy nhiên, thay vì đưa ra lời giải thích “thấu tình đạt lý”, đại diện doanh nghiệp lại tỏ ra bất cần: “Giao đất như vậy, không nhận thì thôi!” hoặc “Không lấy thì bán lại cho người khác!” hay “ Lên mà hỏi ông nhà nước”….


Mặc dù khu dân cư này hiện hữu đã lâu nhưng đường vẫn chưa trải nhựa như cam kết trước đó của chủ đầu tư. Ảnh: Nguyệt An

Mặc dù khu dân cư này hiện hữu đã lâu nhưng đường vẫn chưa trải nhựa như cam kết trước đó của chủ đầu tư. Ảnh: Nguyệt An

Một người dân sống tại đây tỏ ra bất lực: “Lúc đó tiền mình đã đặt hết cho công ty, đến ngày giao đất mới vỡ lẽ. Như vậy có khác nào doanh nghiệp đặt khách hàng vào thế “đã rồi”. Mà tính trước tính sau, thế nào mình cũng thiệt thòi. Nếu mình không nhận, họ vin vào cớ đất lên, bán lại cho người khác kiếm lời”.

Người dân này cho biết thêm: “Tưởng chỉ trục trặc mỗi vụ đó, ai ngờ khi tiến hành xây nhà ở, gần cả năm công ty vẫn chưa chịu làm đường xá để dân tiện đi lại”. Bị đặt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều người dân đành “tặc lưỡi” cho qua chuyện. Bên cạnh những dự án phân lô bán nền có sự hoàn chỉnh về đường xá được chào bán, không ít dự án mới chỉ đổ đất, thậm chí chưa phân chia lô đã treo bảng bán đất và giao dịch với khách hàng. Hoặc có những dự án, khi cư dân vào ở, các dịch vụ như tuyến cấp điện, cấp thoát nước chưa hoàn thiện như cam kết ban đầu của chủ đầu tư.

Khi chính quyền làm khó…

Một vấn đề khác mà người mua đất nền phải “chịu trận”, đó là bị chính quyền địa phương “hành” đủ kiểu.Theo chia sẻ của người dân khu Phúc Long và cư dân nhiều khu dân cư khác, khi tiến hành xây nhà trên đất đã mua, để có được giấy phép xây dựng, người dân vô cùng trầy trật. Những trường hợp tự xin giấy phép xây dựng hầu như không thành công. Người dân gặp phải đủ kiểu bắt bẻ như thiếu giấy nọ, bổ sung giấy kia… Năm lần bảy lượt bổ sung nhưng thay vì nhận được giấy phép, người dân vẫn phải “chờ” cả nửa năm trời.

Theo nhiều người, cách nhanh nhất để sở hữu giấy phép xây dựng là nhờ đến “cò”. Chi phí “nhờ ” qua cò dao động từ 5- 10 triệu đồng/giấy phép (chưa kể chi phí hoàn công ngôi nhà sau khi xây xong, dự tính phải gấp đôi, gấp ba chi phí giấy phép xây dựng).


Người dân gặp nhiều khó khăn khi xây dựng trên mảnh đất của chính mình. Ảnh: Nguyệt An

Người dân gặp nhiều khó khăn khi xây dựng trên mảnh đất của chính mình. Ảnh: Nguyệt An

Ngoài ra, các chi phí về kéo điện - nước để xây nhà, người dân đều phải thông qua “dịch vụ” thì mọi khâu mới được tiến hành nhanh, thuận lợi. Nếu người dân tự nộp hồ sơ ra phường xin cấp điện – nước thì vài tháng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Cũng theo người dân, khi ngôi nhà đang dần hiện hữu trên mảnh đất thì chỉ cần một đội quản lý của phường “ghé thăm” là chủ nhà phải “lót tay” 1 – 2 triệu đồng. Điều đặc biệt, tất cả các ngôi nhà mới bắt đầu xây dựng luôn có đại diện của phường đến “thăm”. Theo trần tình của một chủ nhà, nếu không "lót tay" sẽ gặp khó dễ trong quá trình xây dựng, dù nhà mình có đúng hay không đúng phép. Chưa hết, sau khi hoàn thành ngôi nhà, để trở thành cư dân chính thức của quận, muốn có sổ tạm trú tạm vắng, phần lớn người dân phải tiếp tục đi “cửa sau” cho nhanh, cho dễ.

Khi đi mua đất, rất nhiều người dân là “thượng đế” của các doanh nghiệp bất động sản. Thế nhưng, khi đã sở hữu mảnh đất, những “thượng đế” này lại rơi vào muôn vàn cảnh khó khăn, oái ăm để được thực sự là chủ mảnh đất của chính mình.

Theo Nguyệt An/NSTĐ

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn”

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn”

Hoạt động cộng đồng 16:54

Dự án đạt những kết quả tích cực khi ghi nhận mức độ am hiểu về giao thông đường bộ của các em tăng từ 50% lên 75%

Hành trình của giới tinh hoa: Từ sở hữu tài sản tới những trải nghiệm thượng lưu

Hành trình của giới tinh hoa: Từ sở hữu tài sản tới những trải nghiệm thượng lưu

Ngân hàng 16:54

Với giới thượng lưu, sự giàu có không chỉ đo bằng con số mà ở cách tận hưởng cuộc sống.

Lý do khiến người dùng ra quyết định mua sắm trên kênh TMĐT

Lý do khiến người dùng ra quyết định mua sắm trên kênh TMĐT

Thị trường 12:47

Người dùng Shopee khắp cả nước thoải mái chốt đơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí, tất cả là nhờ có chương trình freeship toàn sàn cùng loạt voucher giảm sâu.

Sẵn sàng cung ứng điện mùa khô 2025

Sẵn sàng cung ứng điện mùa khô 2025

Doanh nghiệp 08:49

EVN chủ động lên phương án, kịch bản bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, tiêu dùng trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025

MyVIB hoàn đến 50% thanh toán hóa đơn điện, nước, wifi và cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max

MyVIB hoàn đến 50% thanh toán hóa đơn điện, nước, wifi và cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max

Ngân hàng 08:00

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) ưu đãi hoàn tiền đến 50% cho các giao dịch thanh toán hóa đơn sinh hoạt cố định và di động trả sau qua MyVIB từ tháng 4 đến 7-2025.

LPBank đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, chia cổ tức bằng tiền mặt 25%

LPBank đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, chia cổ tức bằng tiền mặt 25%

Tài chính 11:06

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) vừa công bố danh mục và nội dung các tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.

UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững

UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững

Doanh nghiệp 22:47

UOB Việt Nam tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh nhằm hỗ trợ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản theo mô hình bền vững của NAVICO

Nhiều mây


Thứ ba, 08/4/2025
30oC