VnMoney
24/09/2014 09:07

Xin đừng “bóp chết” cho vay tiêu dùng

Với mức lãi suất cao có thể “bóp chết” phân khúc cho vay tiêu dùng cá nhân vừa mới phát triển.

Tính đến thời điểm này, tỉ trọng tín dụng cho vay tiêu dùng cá nhân chỉ mới chiếm 6%/tổng dư nợ, trong khi ở Trung Quốc là 20% và Mỹ khoảng 35% - 40%. Do vậy, chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước cần phải tạo điều kiện để cho lĩnh vực này phát triển, thay vì “bóp chết” nó bởi quy định ngặt nghèo và lãi suất cho vay cao chót vót.

Về nội dung Dự thảo thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng vừa được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến, một chuyên gia tài chính cho rằng với quy định này, lĩnh vực cho vay tiêu dùng sẽ chết vì lãi suất cao ngất ngưởng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ý tốt của Ngân hàng Nhà nước?

Tinh thần chung của dự thảo thông tư là dù khách hàng có chuẩn hay phi chuẩn thì muốn thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 (chỉ công ty tài chính mới được thực hiện cho vay dưới hình thức cấp cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng) thì các ngân hàng thương mại phải thành lập công ty tài chính.

Theo lãnh đạo một ngân hàng cổ phần lớn tại Hà Nội, mục đích của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Hiện các ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân và đây là khoản vay có độ rủi ro cao. Việc tách phân khúc này ra khỏi hoạt động ngân hàng sang công ty tài chính là để phòng trường hợp nếu có nợ xấu phát sinh, rủi ro lớn thì cũng chỉ khoanh vùng trong công ty tài chính, không ảnh hưởng tới ngân hàng.

Vậy nhưng ý này có thật sự tốt với các ngân hàng hay không? Theo phản hồi từ nhiều lãnh đạo ngân hàng, nếu nội dung này được thông qua sẽ là tổn thất lớn cho các ngân hàng, bởi trong những tháng đầu năm, hầu hết các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt chủ yếu là vì đã đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân.

Thậm chí, có những ngân hàng, cho vay tiêu dùng chiếm tỉ lệ khá lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm, như VIB khoảng 46%, Vietcombank là 13,8%,  Sacombank với khoảng 30%, TPBank khoảng 30%...

Như vậy,  nếu cắt đi những nghiệp vụ này, nhiều ngân hàng sẽ thất thu nặng nề. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng không nên bắt buộc các ngân hàng phải “nhả” miếng ngon này ra mà nên quy định khung theo hướng phải đạt được một số điều kiện nào đấy như tiêu chí an toàn vốn, chuẩn cho vay…

Về vấn đề này, ông Đặng Bảo Khánh, Tổng giám đốc SeABank, cũng cho rằng nên để cho ngân hàng tự quyết định có quan tâm hay không. Nếu ngân hàng nào quan tâm thì phải sửa lại cho đủ điều kiện của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia ngân hàng cho rằng, có cho vay tiêu dùng hay không nên để ngân hàng tự quyết định việc đó. Nếu ngân hàng nào có bộ phận cho vay và xử lý nợ tốt thì có thể triển khai cho vay tiêu dùng cá nhân.

Lộ sáng những bất cập

Bên cạnh sự bất bình của các ngân hàng về việc có thể phải nhả miếng mồi ngon, thì còn một số vấn đề khác cũng đang cho thấy một sự bất ổn. Trước hết là lãi suất.

Theo một chuyên gia ngân hàng, thường thì lãi suất cho vay của các công ty tài chính rất cao, do chi phí đầu vào của họ cao hơn các ngân hàng, có thể lên tới 40%/năm. Đây là mức lãi suất quá cao khiến người vay khó chấp nhận. Còn với lãi suất trả thẻ tín dụng của các ngân hàng, tuy có thấp hơn nhưng cũng ở mức khá cao, khoảng 25 - 30%/năm. Giờ nếu chuyển hoàn toàn sang cho công ty tài chính, lãi suất cho vay có thể còn cao hơn.

“Với mức lãi suất này có thể “bóp chết” phân khúc cho vay tiêu dùng cá nhân vừa mới phát triển. Ngân hàng Nhà nước cần phải có đánh giá toàn diện để có giải pháp sao cho lãi suất cho vay qua thẻ, tín chấp tối đa ở mức 20%/năm, hoặc cho vay cá nhân tiêu dùng 12%/năm” - vị này bình luận.

Vị này còn cho rằng, thực tế, nếu có chuyển qua cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng thì các công ty tài chính cũng không thể làm được vì theo quy định hiện hành công ty tài chính không được phép mở tài khoản thanh toán, mà chỉ có ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ thấu chi sẽ không thể triển khai được ở công ty tài chính, bởi vì, nếu có phát hành thẻ, công ty tài chính cũng thể thực hiện được nghiệp vụ thấu chi mà chỉ trong giới hạn số tiền được tiêu trong thẻ.

Một bất cập nữa, đó là mục tiêu cơ cấu lại công ty tài chính thông qua quy định nội dung này có thể sẽ thất bại. Nhiều ngân hàng sẽ thành lập công ty tài chính mới thay vì mua lại một công ty đang có sẵn.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), cho biết nếu buộc phải lập công ty tài chính mới được cho vay tiêu dùng cá nhân thì ngân hàng sẽ xin thành lập công ty tài chính mới vì ngân hàng đã có nhân sự làm việc này rất tốt.

Ông Khánh cũng cho biết, nếu mà tất cả đều chuyển qua công ty tài chính ngân hàng sẽ ưu tiên phương án xin thành lập mới để quản lý ngay từ đầu. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường cũng không có nhiều công ty tài chính tốt để mua và việc thực hiện mua lại cũng không dễ. Ngoài ra, vấn đề nợ xấu cũng rất quan trọng, bởi các ngân hàng không có nhiều kinh nghiệm xử lý nợ xấu của khách hàng phi chuẩn ở công ty tài chính.

Tuy nhiên, cũng không ít ngân hàng săn mua lại công ty tài chính như HDBank đã mua lại Công ty tài chính Việt Société Générale (SGVF), VPBank mua lại công ty than khoáng sản. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng cho biết đang săn tìm công ty tài chính như SHB, MaritimeBank...

Như vậy, mục tiêu cơ cấu lại công ty tài chính của Ngân hàng Nhà nước cũng gặp khó khăn và thậm chí, thị trường còn xuất hiện nhiều hơn con số công ty tài chính cần dẹp bỏ.

Theo Trần Giang (Diễn đàn đầu tư)
Ấm lòng Tết đoàn viên của gần 50 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 tại TP HCM

Ấm lòng Tết đoàn viên của gần 50 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 tại TP HCM

Hoạt động cộng đồng 17:43

Sự quan tâm đúng lúc cùng tình thương trong nỗ lực đồng hành của nhà hảo tâm không chỉ giúp ấm lòng những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà còn tiếp thêm động lực để các hoàn cảnh khó khăn thêm vững tin vào cuốc sống.

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng 17:27

Ngày 16-9-2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.

Góp quỹ dễ dàng, sao kê rõ ràng qua tính năng Quỹ nhóm của HDBank

Góp quỹ dễ dàng, sao kê rõ ràng qua tính năng Quỹ nhóm của HDBank

Ngân hàng 17:26

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Chào tuổi 36, FPT đón nhân viên 80.013 trên toàn cầu

Chào tuổi 36, FPT đón nhân viên 80.013 trên toàn cầu

Sản xuất - Kinh doanh 16:15

Tập đoàn FPT chào đón 80.013 nhân viên làm việc trên toàn cầu. Đây là một sự kiện ý nghĩa với FPT nhân dịp 36 tuổi, cho thấy sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu của tập đoàn.

Đất đấu giá vùng ven lên đến 100 triệu/m2, người mua săn lùng biệt thự ngoại thành

Đất đấu giá vùng ven lên đến 100 triệu/m2, người mua săn lùng biệt thự ngoại thành

Cơ hội an cư 16:15

Chung cư vùng ven, đấu giá đất ngoại thành tăng cao chóng mặt trong 8 tháng đầu năm qua đã đẩy các nhà đầu tư săn lùng biệt thự, shophouse ven đô khiến phân khúc này cũng trở nên “sốt nóng” trong vài tháng trở lại đây.

Tập đoàn Bamboo Capital tặng thuốc và thực phẩm chức năng cho người dân ảnh hưởng bởi bão Yagi và mưa lũ

Tập đoàn Bamboo Capital tặng thuốc và thực phẩm chức năng cho người dân ảnh hưởng bởi bão Yagi và mưa lũ

Hoạt động cộng đồng 16:14

Ngày 16-9-2024, Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã trao tặng số thuốc và thực phẩm chức năng trị giá 1,2 tỉ đồng cho Bộ Y tế để hỗ trợ người dân miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.

EVNHCMC: Trao giải cuộc thi viết về tiết kiệm điện

EVNHCMC: Trao giải cuộc thi viết về tiết kiệm điện

Nhịp sống 14:44

Cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen” - Những chuyện hay tôi kể - mùa 2 năm 2024 - đã nhận được 507 bài dự thi sau 3 tháng phát động.