Thời gian vừa qua bán ròng xảy ra nhưng rút ròng toàn bộ thị trường thì chưa, ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường - CTCP Chứng khoán BIDV, cho biết.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 14-6 đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, theo ông động thái của FED tác động đến TTCK Việt Nam như thế nào?
FED tăng lãi suất và kèm theo là lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 3% thị trường thế giới có đợt thoái vốn mạnh, những thị trường mới nổi hoặc yếu một chút thì đồng tiền nội tệ mất giá rất mạnh, dòng vốn đang rút ra khỏi thị trường ở chừng mực nhất định nào đó.
Tuy nhiên, rút ròng không thực sự mạnh ở Việt Nam, quan trọng chúng ta giữ được giá đồng nội tệ, là một trong những đồng nội tệ tốt nhất. Thời gian vừa qua bán ròng xảy ra nhưng rút ròng toàn bộ thị trường thì chưa.
Ông Bùi Nguyên Khoa
Trong năm nay, FED cho biết sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa, liệu sẽ có sự phòng thủ của nhà đầu tư đối với các đợt tăng lãi suất tiếp theo của FED?
FED cũng cho biết sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm 2018 ảnh hưởng khá mạnh, dòng vốn quay trở lại Mỹ, đây là quy luật khi tiền của họ mạnh lên. Ở Việt Nam về cơ bản nội tệ khá ổn có nhiều yếu tố như giữ được dòng vốn FDI vào và xuất siêu, duy trì ổn định tỷ giá nên Việt Nam chịu ảnh hưởng chung nhưng mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn rất nhiều.
Thời gian vừa qua khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường theo ông nguyên nhân là gì và khi nào tình trạng này chấm dứt?
Xét tổng thể TTCK Việt Nam sau thời gian tăng mạnh, đỉnh điểm tăng 21% so với đầu năm trong khi các thị trường xung quanh chỉ tăng 15%, đây là yếu tố quan trọng để thấy thị trường bất ổn nên khối ngoại rút ra.
Trong tháng 5 vừa rồi nếu tách riêng một vài cổ phiếu mới niêm yết toàn thị trường tăng 15%, bằng mức tăng trung bình của các thị trường xung quanh. Yếu tố đạp thị trường sâu hơn ngoài khối ngoại rút vốn, margin khá ổn định nên thời điểm này không có áp lực quá lớn. Thị trường có yếu tố để cân bằng dù đang chờ đợi, vì không có thông tin hỗ trợ thêm nên VN-Index có thể quanh mốc 1000 (+/-50 điểm).
Ông dự báo như thế nào về TTCK từ nay đến hết năm?
Kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn chiến tranh thương mại ảnh hưởng rất mạnh đến Việt Nam, cần phương án, kịch bản tốt nhất để đối phó với điều này.
Việt Nam cũng đang ở chu kỳ 10 năm có thể xảy ra lạm phát cao, lãi suất tăng nhưng đến thời điểm này các chỉ số vẫn khá ổn, thị trường có thể hồi phục, VN-Index có khả năng đạt mức 1.100-1.200 điểm. Trường hợp bất ổn, lạm phát tăng, lãi suất tăng lên thì thị trường bây giờ đang là vùng đỉnh cùng các yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động Vn-Index đạt 700-800 điểm cũng rất khó.
Kinh tế vĩ mô quý I dự báo không lạc quan nhưng thực tế kết quả vượt quá kỳ vọng nhưng từ quý II có những con số không khả quan lắm, GDP có thể chậm lại, áp lực với lạm phát, tỷ giá tăng lên. Nếu tình hình ổn định khối ngoại còn giữ tiền canh cơ hội khác còn nếu bất ổn thì có khả năng họ sẽ rút tiền sạch.
Riêng yếu tố lạm phát cần theo dõi mặc dù cao vẫn trong tầm kiểm soát có thể có những biện pháp như giãn tăng học phí, viện phí, dừng tăng giá điện nhưng nếu tăng do giá dầu, chi phí thực phẩm tăng lên thì lạm phát rất khó kiểm soát.
Xin cảm ơn ông!