VnMoney
25/05/2021 10:41

Sóng dài cổ phiếu chứng khoán

Nhóm cổ phiếu chứng khoán đang thu hút dòng tiền trở lại nhờ thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động, thanh khoản xác lập những kỷ lục mới.

Thị trường ủng hộ

Sau chuỗi tăng mạnh vào cuối năm 2020, cổ phiếu ngành chứng khoán "khựng" lại một chút vào đầu năm 2021. Nhưng, tuần qua, nhóm này cùng với cổ phiếu ngành ngân hàng đã trở thành tâm điểm trên thị trường.

Anh Nguyễn Anh Khoa, nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, từ đầu tuần qua, anh được nhiều nhân viên môi giới rỉ tai nên quan tâm đến nhóm cổ phiếu chứng khoán. Đúng như dự báo, trong phiên ngày thứ 5 (20/5), hàng loạt cổ phiếu ngành này như SSI, HCM, VCI, VND, AGR, VIX… tăng giá tích cực, giao dịch nhộn nhịp, trong khi đa số cổ phiếu trên sàn đang chìm trong sắc đỏ.

Đà tăng tích cực của nhóm chứng khoán đến từ kỳ vọng khối công ty chứng khoán tiếp tục có một quý báo lãi lớn. Hoạt động kinh doanh của khối công ty chứng khoán gắn liền với diễn biến thị trường.

So với thời điểm chỉ số VN-Index lập đỉnh vào năm 2018, hiện tại, thanh khoản của thị trường đã tăng gấp 3 lần và đương nhiên các công ty chứng khoán được hưởng lợi.

Sóng dài cổ phiếu chứng khoán - Ảnh 1.

Sự sôi động kéo dài của thị trường giúp hoạt động kinh doanh của khối công ty chứng khoán khởi sắc.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán MB (MBS), thanh khoản bình quân toàn thị trường trên cả 3 sàn đạt 22.000 tỉ đồng trong tháng 4 đã tăng lên mức trên 24.000 tỉ đồng trong nửa đầu tháng 5 và những phiên giao dịch tỉ USD đang diễn ra thường xuyên.

Khi thị trường tăng giá, các mảng kinh doanh khác của công ty chứng khoán ngoài mảng môi giới như tự doanh, tư vấn tài chính doanh nghiệp… đều được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, những thay đổi về quy định của thị trường như Luật Chứng khoán mới hứa hẹn sẽ có thêm những sản phẩm mới để công ty chứng khoán phát triển.

Cùng với đó, triển vọng nâng hạng nếu diễn ra, đương nhiên sẽ giúp thị trường cùng công ty chứng khoán được hưởng lợi rất nhiều.

Chưa kể, với sự phát triển của công nghệ, của eKYC, của các nền tảng tích hợp, mô hình kinh doanh và cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán sẽ thay đổi, không chỉ gói gọn trong mảng môi giới truyền thống.

Điều này cũng đã được thấy trong sự tiến hóa của các công ty chứng khoán nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Theo CTS, đà tăng giá của các cổ phiếu ngành chứng khoán sẽ phân hóa theo hiệu quả của danh mục tự doanh và hiệu quả hoạt động của các mảng khác như môi giới, ngân hàng đầu tư… của mỗi công ty

Công ty chứng khoán không chỉ là công ty môi giới, mà dần xây dựng hệ sinh thái sản phẩm trên nền tảng, rồi tiến đến mô hình quản lý tài sản hoặc ngân hàng đầu tư. Điều này giúp các công ty chứng khoán có thêm nguồn doanh thu và lợi nhuận mới.

Hiện tại, với sự phát triển của thị trường và sự tham gia của lớp nhà đầu tư mới, các công ty chứng khoán càng có điều kiện để làm điều này. Các công ty Việt Nam còn trụ lại trong Top 10 hầu hết vẫn còn đủ tiềm lực để thực hiện bước chuyển đổi mô hình kinh doanh trong giai đoạn giao thời quan trọng này.

Công ty Chứng khoán Vietinbank (CTS) nhìn nhận, dư địa tăng của cổ phiếu chứng khoán vẫn còn.

Ngoài yếu tố hỗ trợ từ tiềm năng tăng trưởng thì việc lãi suất đang duy trì ở mức thấp giúp số lượng tài khoản mở mới trong các tháng đầu năm duy trì ở mức hơn 100.000 tài khoản/tháng, nâng tổng số tài khoản chứng khoán tính đến cuối tháng 4/2021 lên hơn 3,1 triệu tài khoản.

Ngoài ra, danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán cũng được hưởng lợi từ diễn biến tích cực của chỉ số.

Tuy vậy, theo CTS, đà tăng giá của các cổ phiếu ngành chứng khoán sẽ phân hóa theo hiệu quả của danh mục tự doanh và hiệu quả hoạt động của các mảng khác như môi giới, ngân hàng đầu tư… của mỗi công ty. Cổ phiếu của các công ty đầu ngành như SSI, HCM, VCI, VND có thể sẽ là điểm đến tiềm năng của dòng tiền.

Sóng dài cổ phiếu chứng khoán - Ảnh 2.

Kỳ vọng vào cuộc chuyển mình của khối công ty chứng khoán

Một động lực cho đà tăng giá của nhóm cổ phiếu chứng khoán trong giai đoạn vừa qua không thể không kể đến là kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn.

Chẳng hạn, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) sẽ phát hành hơn 152,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 2:1, mức giá chào bán 14.000 đồng/cổ phiếu, nhằm thu về 2.135 tỉ đồng. Số tiền này, HSC dự kiến dùng 1.495 tỉ đồng bổ sung vào nguồn vốn cho vay margin; bổ sung vốn cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán 427 tỉ đồng, bổ sung vốn hoạt động tự doanh hơn 213 tỉ đồng. Vốn điều lệ của HSC sau khi phát hành sẽ tăng lên hơn 4.583 tỉ đồng.

Trong khi đó, MBS cho biết sẽ triển khai kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn điều lệ từ 1.643 tỉ đồng lên 2.676 tỉ đồng, tương ứng việc phát hành thêm cổ phiếu với tổng mệnh giá 1.032 tỉ đồng.

Theo đó, Công ty sẽ phát hành hơn 8,2 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; phát hành 24,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2020; phát hành 70,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỉ lệ thực hiện quyền là 7:3.

Ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc MBS chia sẻ, việc tăng vốn là điều tất yếu đối với MBS cũng như nhiều công ty chứng khoán ở giai đoạn hiện nay, khi quy mô giao dịch của thị trường đã tăng mạnh, bản thân các công ty chứng khoán cũng phải tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn cho hoạt động kinh doanh, cho vay ký quỹ, đầu tư tài chính, bảo lãnh phát hành..., cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính mới cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng nguồn lực tài chính để thực thi chiến lược 2021 - 2025.

Trước đó, đại hội đồng cổ đông Công ty Chứng khoán VNDirect đã thông qua việc phát hành thêm tối đa hơn 220 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ thực hiện quyền mua 1:1, thu về hơn 2.204 tỉ đồng, để tăng vốn điều lệ từ 2.145 tỉ đồng lên 4.400.

Đáng chú ý, Công ty Chứng khoán Đà Nẵng (mã DSC, UPCoM) đang lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược 94 triệu cổ phiếu, tương ứng 940 tỉ đồng, vốn điều lệ tăng từ 60 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng.

Việc tăng vốn khủng thường đi kèm lo ngại pha loãng cổ phần. Tuy nhiên, để đánh giá về yếu tố có pha hoãng hay không thì cần đánh giá kế hoạch sử dụng vốn sau khi phát hành.

Theo tờ trình tăng vốn, đa số các công ty chứng khoán sử dụng số tiền này để mở rộng nguồn cung cho vay margin.

Đây là mảng kinh doanh tương đối an toàn, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng margin của nhà đầu tư là rất lớn, Tính đến hết quý I/2021, tổng dư nợ margin của Top 20 công ty chứng khoán hàng đầu đạt hơn 91.000 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.

Do đó, việc cổ phiếu nhóm chứng khoán pha loãng do phát hành tăng vốn theo nhiều chuyên gia chứng khoán là không đáng ngại.

Hơn nữa, nhóm ngành chứng khoán cũng được kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận tốt hơn trong năm nay, đặc biệt là quý cuối năm. Nếu các công ty chứng khoán có chiến lược điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp hơn để có thể cải thiện mức sinh lời, khi đó sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu này sẽ tăng lên.

Có thể thấy, đây là giai đoạn các công ty chứng khoán chuyển mình và thay đổi mô hình kinh doanh, ứng dụng công nghệ và đa dạng hóa dịch vụ. Các công ty linh hoạt và chủ động đổi mới sẽ có rất nhiều tiềm năng phát triển.

Theo Hoàng Minh (Báo Đầu tư chứng khoán)
Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Doanh nghiệp 13:36

EVNHCMC đã phát động đến toàn thể công nhân viên chức, người lao động ủng hộ ít nhất 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

Doanh nghiệp 13:35

Đoàn công tác của EVNGENCO3 đã đến kiểm tra tình hình nhà máy và thăm hỏi, động viên CBCNV tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương sau bão Yagi.

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Ngân hàng 13:35

Theo văn hóa Á Đông, Tết Trung thu là cơ hội để sum họp gia đình, hướng trái tim mỗi người con xa xứ về với cội nguồn, kết nối tình thân - hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Trong thời đại số hiện nay, chúng ta có thêm nhiều phương thức để kéo gần, kết nối thành viên trong gia đình.

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hoạt động cộng đồng 21:35

Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc và truyền thống hơn 60 năm xây dựng, phát triển, toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank sẵn sàng chung tay cùng các cấp chính quyền và địa phương hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, tái thiết cuộc sống.

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Hoạt động cộng đồng 21:32

Ngày 12-9-2024, công ty TNHH AKUMA BEAUTY VIỆT NAM - thương hiệu sáp vuốt tóc hàng đầu tại Việt Nam, đã phối hợp cùng cộng đồng Barbershop (thợ cắt tóc nam) Việt Nam tổ chức chương trình thiện nguyện hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3, Yagi.

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Hoạt động cộng đồng 21:32

Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, Nam A Bank đã kịp thời ủng hộ 2,5 tỉ đồng góp phần chia sẻ khó khăn cùng đồng bào miền Bắc vượt qua siêu bão Yagi, sớm ổn định cuộc sống.

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Nhịp sống 16:43

Chia sẻ khó khăn và mất mát của người dân miền Bắc vùng bão lũ, ngay lập tức, toàn hệ thống Vietjet chung tay quyên góp với tinh thần“tương thân, tương ái.