Những khu vực phía Bắc Bình Dương như Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo với mức giá hấp dẫn cùng tiềm năng tăng trưởng cao trở thành điểm đến mới của giới đầu tư.
Sai lầm vì đầu tư theo phong trào
Thời gian qua, không chỉ nhà đầu tư nhỏ lẻ lùng mua đất ở những nơi xa đô thị hay thậm chí đất nông nghiệp, mà không ít doanh nghiệp cũng "tranh thủ" phát triển dự án ở những khu vực khá xa xôi, dân cư thưa thớt. Cơn sốt lên đến đỉnh điểm khi nhiều dự án ở những nơi hoang vắng, không có bóng người nhưng giá đất vẫn bị đẩy lên cao ngất ngưởng.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu trung là do vướng mắc pháp lý tại nhiều địa phương, đặc biệt là TPHCM, khiến nguồn cung sản phẩm trở nên hạn hẹp, thấp xa so với nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân và giá cũng tăng cao vượt qua sức chi trả của nhiều người.
Tuy nhiên, tình hình đã nhanh chóng bị đảo ngược khiến nhiều nhà đầu tư mua bất động sản ở những khu vực quá xa bị mất thanh khoản. Đơn cử như tại Bình Phước, khi xuất hiện thông tin xây dựng sân bay Técníc tại Hớn Quản, chỉ trong một thời gian ngắn giá đất đã tăng 3-4 lần. Thế nhưng, từ quý 2-2022, khi cơn sốt qua đi, thị trường trở lại bình thường thì nhiều nhà đầu tư đã không kịp rút ra khiến thiệt hại rất lớn. Thậm chí nhiều nhà đầu tư rao bán cắt lỗ rất sâu vẫn không thể ra được hàng. Câu chuyện tương tự không phải hiếm mà cũng từng xảy ra tại Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai…
Hạ tầng phát triển vá các khu công nghiệp sôi động sẽ đảm bảo cho tiềm năng tăng giá và tính thanh khoản của bất động sản.
Anh Ngô Huy, một nhà đầu tư đến từ TP HCM, cho biết giữa cơn sốt đất vùng ven vừa qua, anh gom hết vốn liếng mua 2 nền đất phân lô tại khu vực giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước. Nay cần tiền, anh rao bán lại nhưng đã hơn 3 tháng qua vẫn chưa có khách hàng nào liên hệ dù đã giảm giá khoảng 30%.
"Tôi mua đất giữa năm 2021, đúng đỉnh điểm cơn sốt nên có tâm lý phải ‘xuống tiền’ nhanh, nếu không thì người khác mua mất. Mua xong thì giá đất hạ nhiệt, đến nay tôi phải chật vật rao bán giá rẻ để lấy tiền cho con đi du học nhưng thật khó khăn vì các nhà đầu tư đã quay về những khu vực dân cư đang phát triển sôi động", anh Huy than thở.
Trên thực tế, những nhà đầu tư theo phong trào như anh Huy thời gian vừa qua không hiếm. Do thiếu thông tin hoặc bị dẫn dắt bởi các thông tin sai lạc, các nhà đầu tư này đang phải tìm mọi cách ra hàng, tái cơ cấu sản phẩm đầu tư.
Vì sao Bến Cát hấp dẫn?
Theo giới kinh doanh bất động sản, thời điểm này, các bất động sản ở trung tâm các đô thị hoặc những khu vực đang triển khai các dự án hạ tầng vẫn còn nhiều cơ hội. Bởi nhu cầu sở hữu bất động sản, nhà ở cũng như mặt bằng kinh doanh thương mại – dịch vụ của người dân rất lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu, lựa chọn những sản phẩm có giá bán hợp lý mới nhiều khả năng thành công khi thị trường bất động sản phục hồi.
Tại Bình Dương, do những đô thị lớn như Thủ Dầu Một, Thuận An hay Dĩ An giá bất động sản đã tăng tiệm cận với TP.HCM, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng "di cư" đến những địa bàn mới giá còn mềm và nhiều tiềm năng hơn. Trong đó, khu vực Bến Cát được nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhắm đến bởi hội tụ nhiều yếu tố tiềm năng như: dân số đông, nhiều khu công nghiệp, hàng loạt dự án hạ tầng đang xây dựng và giá đất còn mềm so với mặt bằng chung của thị trường. Hơn nữa, đầu tư vào các thị trường này không cần quá nhiều vốn, nhiều người có thể tham gia hơn, qua đó tạo tính thanh khoản tốt hơn cho nhà đầu tư.
Anh Thanh Phúc (TP Thủ Đức) cho biết trong hai năm qua, khi bắt đầu xuất hiện thông tin Bến Cát lên thành phố vào năm 2025 thì anh bắt đầu chuyển hướng đầu tư vốn vào thị trường bất động sản này để đón đầu. Anh chia sẻ, Bến Cát đang là tâm điểm chú ý của thị trường bất động sản Bình Dương khi công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tập trung số lượng lớn công nhân có nhu cầu về nhà ở nên thị trường tại đây phản ánh khá sát giá trị thực chứ không sốt ảo.
Đặc biệt, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự bứt phá của thị trường bất động sản Bến Cát là hạ tầng đang được cải thiện. Hàng chục ngàn tỉ đồng đang được tỉnh Bình Dương đổ vào phát triển hệ thống giao thông đi qua địa bàn Bến Cát như quốc lộ 13, ĐT 741, ĐT 747, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 4… "Điều này mang đến cơ hội quá tốt cho các nhà đầu tư vì ở đâu hạ tầng phát triển thì bất động sản cũng sẽ tăng giá. Lô đất dự án Golden Center City tôi mua lại từ năm ngoái nay đã tăng giá 20%", anh nhấn mạnh.
Đông đảo nhà đầu tư tìm hiểu thông tin dự án Richland Residence.
Tương tự, chị Thu Huệ (nhân viên văn phòng tại Thủ Dầu Một) cũng đánh giá cao tiềm năng bất động sản Bến Cát. Ngoài hai nền đất tại khu đô thị Mega City mua cách đây vài năm và bây giờ đã tăng giá gấp ba, mới đây chị Thu Huệ đã mua cùng lúc 2 căn nhà phố tại khu đô thị Richland Residence do Kim Oanh Group phát triển nằm trên mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa, gần nút giao Vành đai 4 và ĐT 741.
Chị Thu Huệ cho biết, Richland Residence có giá chỉ từ 1,23 tỉ/nền và 1,6 tỉ/căn 1 trệt 1 lầu (bàn giao kèm nội thất), mức giá khá mềm so với các dự án trong khu vực. Hiện một số dự án quanh Bến Cát đang bán ở mức từ 1,9 tỉ đối với đất nền, từ 3 tỉ/căn nhà phố khoảng 70-80m2. Di chuyển về phía thành phố mới Bình Dương, có dự án nhà phố đang chào bán với giá bình quân 6 – 8 tỉ/căn (giao nhà thô).
Ngoài mức giá hấp dẫn, Richland Residence còn được hỗ trợ tài chính với gói vay lãi suất ưu đãi chỉ 4,8/năm cố định trong 25 năm. Ngoài ra, khách hàng giao dịch thành công sẽ được hưởng lãi suất thanh toán vượt tiến độ lên đến 18% kèm với cơ hội bốc thăm may mắn tổng giá trị lên đến 12 tỉ đồng.
Nhiều chuyên gia nhận định, giai đoạn từ nay đến năm 2025 Bến Cát tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp diện mạo đô thị để trở thành thành phố chắc chắn sẽ khiến thị trường bất động sản trở nên sôi động như Thuận An, Dĩ An trước đây. Đặc biệt, những dự án pháp lý tốt, hạ tầng thi công nhanh chóng và chính sách thanh toán nhiều ưu đãi như Richland Residence sẽ là "món hàng" mà các nhà đầu tư sành sỏi khó bỏ qua.