VnMoney
30/10/2017 06:00

Ngân hàng đã “mỉm cười”

Theo báo cáo tài chính quí 3 của một số ngân hàng đã công bố, lợi nhuận quí 3 và chín tháng đầu năm nay tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ và đạt kế hoạch khá cao.



Ngân hàng đã “mỉm cười” - Ảnh 1.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. Đây là ngân hàng tiếp tục dẫn đầu hệ thống khi chín tháng qua lãi trước thuế hơn 7.900 tỉ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2016. Ảnh: UYÊN VIỄN


 Theo báo cáo tài chính quí 3 của một số ngân hàng đã công bố, lợi nhuận quí 3 và chín tháng đầu năm nay tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ và đạt kế hoạch khá cao.

Lợi nhuận khả quan

Theo báo cáo tình hình kinh tế tài chính chín tháng của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), lợi nhuận sau thuế toàn hệ thống đạt khoảng 47.000 tỉ đồng, tăng 39% so cùng kỳ năm 2016. Xét đến từng ngân hàng, Vietcombank vẫn tiếp tục dẫn đầu hệ thống khi chín tháng qua lãi trước thuế hơn 7.900 tỉ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2016 và đạt 86% kế hoạch năm đề ra.

Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), lợi nhuận trước thuế của VPBank tăng vọt và dẫn đầu với hơn 5.600 tỉ đồng, tăng gần 80% so với cùng kỳ và đạt 83% kế hoạch năm nay. Hai ngân hàng vừa niêm yết trên sàn UpCom gần đây là VIB và LienVietPostBank cũng đạt tiến độ kế hoạch lợi nhuận khá cao. VIB lãi trước thuế 623 tỉ đồng, đạt 83% kế hoạch còn LienVietPostBank cũng lãi hơn 1.400 tỉ đồng, tương ứng với 96% kế hoạch.

Thậm chí một số ngân hàng đã sớm hoàn thành kế hoạch năm nay như Tienphong Bank lãi 807 tỉ đồng, đạt 103% kế hoạch năm, ABBank lãi 489 tỉ đồng, đạt 109% kế hoạch năm; HDBank lãi hơn 1.900 tỉ đồng, đạt 147% kế hoạch năm. Một ngân hàng đang trong giai đoạn tái cấu trúc là Sacombank cũng công bố kết quả khả quan, khi chín tháng lãi trước thuế hơn 1.000 tỉ đồng, tương ứng 175% kế hoạch năm.

Nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng công bố kết quả khá khả quan, như Bắc Á lãi 483 tỉ đồng, đạt 69% kế hoạch năm, Kienlong Bank lãi 192 tỉ đồng đạt 77% kế hoạch năm, hay như Saigonbank cũng lãi 230 tỉ đồng và đạt 85% kế hoạch năm.

Thu nhập từ tín dụng, dịch vụ và đầu tư

Số liệu từ UBGSTCQG cho thấy lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chỉ tăng khoảng 30,2% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 39%, đồng nghĩa với chi phí trích lập dự phòng 9 tháng đầu năm nay đã giảm áp lực hơn hẳn so với cùng kỳ.

Theo UBGSTCQG, lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng chủ yếu nhờ đóng góp từ hoạt động tín dụng và dịch vụ, trong đó riêng lãi thuần từ hoạt động tín dụng đã tăng mạnh 15,8% so với cùng kỳ. Rõ ràng với tăng trưởng tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm nay, theo đó nhiều ngân hàng đã sớm đạt được mục tiêu Ngân hàng Nhà nước giao và sau đó được điều chỉnh kế hoạch lên cao hơn, nguồn thu từ hoạt động tín dụng sẽ còn tiếp tục tăng đáng kể, dù mặt bằng lãi suất cho vay đã có sự giảm nhẹ so với năm 2016.

Trong khi đó, thu nhập từ dịch vụ của các ngân hàng đã duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực trong thời gian qua, khi các ngân hàng đều đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Những nguồn thu phí từ hoạt động thanh toán, thu chi hộ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn và đặc biệt sẽ còn có cơ hội tăng trưởng tốt trong thời gian tới khi Chính phủ đẩy mạnh triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt.

Thời gian gần đây nhiều ngân hàng còn ký kết hợp đồng với các công ty bảo hiểm để cung cấp sản phẩm bancassuarance (bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng) với thời hạn có khi lên đến 15-20 năm. Với phí hoa hồng nhận được từ các công ty bảo hiểm khi bán sản phẩm thành công, nguồn thu dịch vụ này của các ngân hàng sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng thu nhập.

Còn những ngân hàng có thể mạnh về thanh toán quốc tế như Vietcombank thì với việc kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng trong chín tháng đầu năm nay khả quan, nguồn thu phí từ bảo lãnh và L/C cũng có sự gia tăng đáng kể.

Ở hoạt động đầu tư, góp vốn mua cổ phần, một số ngân hàng cũng đã đẩy mạnh thoái vốn trong thời điểm thị trường chứng khoán tăng cao. Đơn cử như Techcombank sau khi thoái vốn thành công ở Vietnam Airlines thì gần đây đã bán Công ty Tài chính tiêu dùng TechcomFinance cho nhà đầu tư Lotte. Ngân hàng Quân đội (MBBank) cũng đã bán 49% vốn góp tại Công ty Tài chính tiêu dùng Mcredit cho đối tác Nhật Bản là Shinsei Bank Limited.

Hay như Vietcombank cũng đang xem xét thoái vốn khỏi các tổ chức tín dụng để giảm tình trạng sở hữu chéo, do đó có thể mang lại những khoản lãi lớn từ hoạt động thoái vốn. Cụ thể hôm 20-10 ngân hàng này công bố đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đối với cổ phiếu của Công ty Tài chính cổ phần Xi măng (CFC - 6,6 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 11.549 đồng/cổ phiếu) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB -13,2 triệu cổ phiếu, với giá khởi điểm 12.550 đồng/cổ phiếu). Nếu chào bán thành công, Vietcombank dự kiến thu về hơn 242,5 tỉ đồng.

Xử lý nợ, hoàn nhập dự phòng và ổn định chi phí vốn

Hoạt động xử lý nợ nếu được thực hiện tốt cũng dự kiến sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các ngân hàng. Với các giải pháp thiết thực hỗ trợ cho người cho vay từ Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu có hiệu lực từ 15-8-2017, các ngân hàng có thể đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Không những vậy, các ngân hàng còn có thể ghi nhận các khoản hoàn nhập dự phòng rủi ro đã trích, khi mà trong giai đoạn hai năm trở lại đây các ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng yêu cầu.

Số liệu từ UBGSTCQG cho thấy lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chỉ tăng khoảng 30,2% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 39%, đồng nghĩa với chi phí trích lập dự phòng chín tháng đầu năm nay đã giảm áp lực hơn hẳn so với cùng kỳ. Cũng theo UBGSTCQG, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng lợi nhuận trước trích lập đã giảm từ 53% của chín tháng năm 2016 xuống còn 49% trong chín tháng đầu năm nay.

Ngoài chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm xuống, chi phí huy động vốn của các ngân hàng thời gian qua cũng có thể được cải thiện. Hôm 10-10-2017, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và xem xét điều chỉnh lộ trình áp dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung, dài hạn phù hợp, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và giảm áp lực thanh khoản, hỗ trợ các tổ chức tín dụng ổn định mặt bằng lãi suất huy động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

BIZ MBBank giành 3 giải Sao Khuê nhờ công nghệ AI và dữ liệu lớn

BIZ MBBank giành 3 giải Sao Khuê nhờ công nghệ AI và dữ liệu lớn

Ngân hàng 17:43

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng số khi lần thứ 7 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỉ đồng

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỉ đồng

Ngân hàng 13:49

Ngày 18-4-2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025.

Tinh hoa Ẩm thực tại Hotel Continental Saigon

Tinh hoa Ẩm thực tại Hotel Continental Saigon

Thị trường 10:25

Hotel Continental Saigon - di tích lịch sử, kiến trúc Pháp cổ, phục vụ chuyên nghiệp, điểm đến uy tín tại trung tâm TP HCM

AEON Việt Nam khởi công dự án trung tâm thương mại mới tại Hải Dương

AEON Việt Nam khởi công dự án trung tâm thương mại mới tại Hải Dương

Doanh nghiệp 21:45

Ngày 19-04-2025, Công ty TNHH AEON Việt Nam (AEON Việt Nam) chính thức lễ khởi công xây dựng TTTM AEON Hải Dương, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2026

Phú Mỹ Hưng khánh thành Công viên P2 chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Phú Mỹ Hưng khánh thành Công viên P2 chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Doanh nghiệp 11:45

Ngày 18-4-2025, Công viên P2 đã được khánh thành nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Masan Consumer được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP HCM

Masan Consumer được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP HCM

Doanh nghiệp 09:23

Trong hành trình phát triển, Masan Consumer liên tục đổi mới để thích nghi với sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng Việt

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Tài chính 09:23

Agribank tiếp tục ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân

Ít mây


Chủ nhật, 20/4/2025
31oC