VnMoney 15/09/2017 15:02

Mắc kẹt với cổ phiếu diện cảnh báo, kiểm soát

Rất nhiều cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch, tạm ngừng giao dịch, thậm chí có nguy cơ phải rời sàn. Mắc kẹt với những cổ phiếu này khiến nhà đầu tư đau đầu với bài toán cắt lỗ hay tiếp tục nắm giữ chờ thời.

Tiền bốc hơi

Nhà đầu tư Nguyễn Văn Trung chia sẻ anh mua cổ phiếu TTF của Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành cách đây hơn 1 năm, với giá “3 chấm”. Sự cố hàng tồn kho “bốc hơi” sau đó đã khiến giá cổ phiếu lao dốc, trong vòng 1 tháng giảm xuống dưới mệnh giá. Sau vài phiên hồi phục nhẹ, giá cổ phiếu TTF tiếp tục xu hướng giảm, có thời điểm chạm mức 4.000 đồng, hiện dao động trong khoảng 7.000 - 8.000 đồng.

“Tôi và nhiều nhà đầu tư khác mắc kẹt với TTF. Bán ra thì lỗ lớn, giữ thì không biết đến bao giờ mới hồi phục”, anh Trung nói.

Từ ngày 24/4/2017 đến nay, cổ phiếu TTF bị đưa vào diện kiểm soát. Mới đây, TTF còn bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhắc nhở do chưa công bố báo cáo tài chính quý II/2017.

Cổ phiếu OGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương cũng là mã cổ phiếu làm buồn lòng nhà đầu tư.

“Tôi mua cổ phiếu OGC hơn 3 năm trước, giá cổ phiếu tăng được khoảng 20% thì có diễn biến giảm mạnh. Nhìn OGC trượt dài, tôi rất buồn và không biết phải làm thế nào, tiếp tục chờ đợi hay xả hàng”, anh Hoàng Nam, một nhà đầu tư cho hay.

Theo anh Nam, giai đoạn 2012 - 2014, giá cổ phiếu OGC có nhiều đợt lên xuống trong khoảng 7.000 - 15.000 đồng, nhưng sau đó giảm mạnh, chỉ còn gần 2.000 đồng. Từ đó đến nay, cổ phiếu OGC chưa vượt qua mốc 5.000 đồng, những tháng đầu năm 2017 dao động quanh 1.000 đồng, gần đây dao động quanh 2.600 đồng.

Được biết, cổ phiếu OGC bị HOSE đưa vào diện kiểm soát từ ngày 21/4/2017. Quý II vừa qua, OGC lỗ 292 tỷ đồng, luỹ kế 6 tháng đầu năm, mức lỗ ròng thuộc cổ đông công ty mẹ là 278 tỷ đồng, nâng tổng lỗ luỹ kế đến ngày 30/6/2017 lên 2.762 tỷ đồng, tương đương hơn 90% vốn điều lệ. Nguyên nhân lỗ của OGC chủ yếu là do trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Mắc kẹt với cổ phiếu diện cảnh báo, kiểm soát - Ảnh 1.

Mới đây, OGC đăng ký bán ra 32 triệu cổ phiếu OCH của Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) để xử lý tài sản đảm bảo theo hợp đồng cầm cố. OGC có khoản vay Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) trị giá 445 tỷ đồng, đã quá hạn từ tháng 6/2015.

Cẩn trọng với các mã bị cảnh báo, kiểm soát

Theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, tại ngày 12/9/2017, trên HOSE có hơn 10 mã chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, trong đó có 3 mã thuộc diện kiểm soát đặc biệt (TTF, JVC, PNC). Bên cạnh đó, có hơn 20 mã chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo (bao gồm JVC và PNC).

Trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), có 1 cổ phiếu ngừng giao dịch là HNM, 5 cổ phiếu bị hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần) là CMI, FID, KHL, MIM, SGO.

Trên sàn UPCoM, ngoài một số mã bị đình chỉ giao dịch như FBA, KTB, MTM, PTK, VKP, VSP, còn có gần 90 mã bị hạn chế giao dịch.

Lý do khiến các cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chủ yếu là doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận chưa phân phối thời điểm cuối năm 2016 hoặc cuối tháng 6/2017 là số không dương…

Trong số các cổ phiếu này, nhiều mã có giá rất thấp, chỉ một hai ngàn đồng, so với mức một vài “chấm” trước đó. Vì thế, một bộ phận nhà đầu tư có tâm lý muốn “bắt đáy”, nhằm đón đầu cơ hội phục hồi.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia chứng khoán nhận định đây là một bài toán đầu tư nhiều rủi ro, với hai khả năng xảy ra. Nếu doanh nghiệp khắc phục được tình trạng bị đưa vào diện kiểm soát, hạn chế giao dịch, kết quả kinh doanh tốt dần, nhà đầu tư sẽ “trúng đậm”. Trong trường hợp ngược lại, cổ phiếu khó có thể gượng dậy, nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ lớn, thậm chí mất vốn.

Với những nhà đầu tư đang mắc kẹt với các cổ phiếu này, tùy từng trường hợp mà cân nhắc nắm giữ dài hạn, hoặc mạnh dạn cắt lỗ, chuyển hướng đầu tư.

“Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư cần cẩn trọng lựa chọn danh mục đầu tư và quyết định chốt lời, cắt lỗ hợp lý”, một chuyên gia nhấn mạnh.

Hải Minh

Theo ĐTCK

Tin liên quan

Viết bình luận

Dư nợ BĐS và TPDN thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành, năm 2022, HDBank tiếp tục đà tăng trưởng
1 giờ trước 548 1k
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính năm 2022 được kiểm toán bởi PwC. Lợi nhuận trước thuế lần đầu vượt 10.268 tỉ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm. Nợ xấu thấp, các chỉ tiêu an toàn hoạt động được đảm bảo tốt trong nhóm dẫn đầu.
Nghị định 08: Tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu, củng cố niềm tin nhà đầu tư
29/3/2023 548 1k
Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 5-3-2023 với mục tiêu vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa hướng tới lộ trình xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch và bền vững.
Vietcombank 60 năm - Thắp sáng niềm tin, vươn ra biển lớn
29/3/2023 548 1k
"Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh" như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết.
Ngân hàng KASIKORNBANK Chi nhánh TP.HCM bổ sung nội dung hoạt động
27/3/2023 548 1k
Ngày 17-3-2023 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 226/QĐ-HCM về việc bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của Ngân hàng Đại chúng TNHH KASIKORNBANK - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
NAM A BANK – Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

NAM A BANK – Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

Sáng 23-3-2023, tại TP HCM đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cùng Tập đoàn ORACLE và Công ty Cổ phần phát triển Công nghệ viễn thông tin học Sun Việt (SVTECH)...