VnMoney
27/09/2017 10:41

Liệu có một làn sóng đầu tư Hàn Quốc trên TTCK Việt Nam?

Việc Samsung Securities cùng Caldera Pacific sẽ trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai khi nắm tổng cộng 40% vốn tại Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital (trong đó Samsung Securities nắm 10% vốn) rất có thể sẽ là khởi đầu cho một làn sóng đầu tư gián tiếp từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang là điểm sáng của nền kinh tế

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong tám tháng đầu năm 2017, tổng nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thông qua các hình thức như đăng ký cấp mới, tăng vốn và góp vốn, mua cổ phần vào Việt Nam đạt 23,3 tỉ đô la Mỹ, tăng tới 45,1% so với cùng kỳ của năm 2016(1).

Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đến từ các dự án đầu tư trực tiếp (FDI) như dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 theo hình thức BOT có tổng vốn đầu tư là 2,7 tỉ đô la Mỹ, dự án Samsung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỉ đô la Mỹ, dự án Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 với tổng vốn đầu tư 2,1 tỉ đô la Mỹ, dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn có tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,3 tỉ đô la Mỹ hay dự án nhà máy sản xuất Polytex điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu đô la Mỹ...

Vậy diễn biến của dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII - Foreign Indirect Investments) hiện nay thì sao?

Tính đến hết tháng 8-2017, đã có 3.374 lượt góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN với tổng giá trị góp vốn là 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 101,3% so với cùng kỳ 2016.

Liệu có một làn sóng đầu tư Hàn Quốc trên TTCK Việt Nam? - Ảnh 1.

Samsung Securities cùng Caldera Pacific sẽ trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai khi nắm 40% vốn tại Dragon Capital. Ảnh: internet

Vậy diễn biến vừa qua có thể tiếp tục diễn ra trong thời gian tới hay không?

Khi nói đến các NĐTNN trên thị trường Việt Nam hiện nay thì có ba cái tên đáng chú ý, đó là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Nếu như các nhà đầu tư Nhật Bản được biết đến với hàng loạt thương vụ đầu tư gián tiếp vào các doanh nghiệp của Việt Nam như Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ sở hữu 20% vốn của VietinBank, tập đoàn tài chính Mizuho sở hữu 15% vốn của Vietcombank hay All Nippon Airways Holding Inc (ANA) sở hữu 8,7% vốn của Vietnam Airlines... thì Singapore và Hàn Quốc lại nổi tiếng với các dự án đầu tư trực tiếp. Trong đó, điển hình phải kể tới tổ hợp sản xuất điện thoại và linh kiện điện tử Samsung của Hàn Quốc hay tập đoàn Sembcorp của Singapore hiện đang sở hữu năm khu công nghiệp với thương hiệu VSIP đặt tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi và Bình Dương. Tuy nhiên, mới đây thị trường tài chính đã rộ lên thông tin về việc Công ty Samsung Securities cùng Caldera Pacific, một quỹ đầu tư tư nhân của Hồng Kông sẽ trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai khi nắm tổng cộng 40% vốn tại Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, trong đó Samsung Securities nắm 10% vốn(2).

Liệu có một làn sóng đầu tư gián tiếp từ Hàn Quốc?

Sẽ không có nhiều nội dung để bình luận nếu như Samsung Securities chỉ mua tài sản thuộc một quỹ do Dragon Capital quản lý, bởi đó sẽ chỉ là một thương vụ mua, bán thông thường giữa các nhà đầu tư với nhau. Nhưng động thái của Samsung Securities vừa qua rất có thể sẽ là khởi đầu cho một làn sóng mới từ các nhà đầu tư Hàn Quốc. Nó sẽ không phải là một làn sóng đầu tư trực tiếp, mà là làn sóng đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán (TTCK). Theo đó, Dragon Capital có thể sẽ thành lập nhiều quỹ đầu tư nhằm huy động nguồn vốn từ Hàn Quốc để đầu tư vào các doanh nghiệp của Việt Nam.

Nếu như có một làn sóng như vậy thì đâu là nguyên nhân để các nhà đầu tư Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam? Lý do đầu tiên chính là sự hấp dẫn từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa từ nay đến năm 2020. Theo đó, hàng loạt tập đoàn, tổng công ty thuộc các lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam sẽ được cổ phần hóa, hoặc bán bớt phần vốn thuộc sở hữu của Nhà nước như Sabeco, Habeco, PVPower, PVOil, BIDV hay Vinamilk... Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trước đó, các nhà đầu tư của Nhật Bản, Singapore hay Thái Lan đã nhanh chân đầu tư vào một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam như ngân hàng, cơ sở hạ tầng và bán lẻ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng và phù hợp với định hướng đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư Hàn Quốc như cảng biển, logistics, hàng không hay bất động sản... Một lý do khác là hiện nay các nhà đầu tư của Hàn Quốc (cả trực tiếp và gián tiếp) đang gặp rất nhiều khó khăn từ thị trường Trung Quốc do xung đột về chính trị giữa hai quốc gia trong thời gian vừa qua. Tập đoàn Lotte đã gần như phải đóng cửa toàn bộ hoạt động tại thị trường này do sự phản ứng của người tiêu dùng Trung Quốc. Do vậy, hàng tỉ đô la Mỹ của tập đoàn này đang gần như bị đóng băng tại đây. Do đó, có lẽ không một doanh nghiệp nào của Hàn Quốc muốn lập lại rủi ro như Lotte đang phải đối mặt. Lý do cuối cùng và cũng rất quan trọng, đó là việc các nhà đầu tư của Hàn Quốc đang tìm cách để phân tán rủi ro khi mà nguy cơ xung đột với Triều Tiên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vào thời điểm hiện tại. Việc phân tán tài sản sang một số nước, trong đó có Việt Nam, đang là bước đi chiến lược của nhiều tập đoàn tư nhân Hàn Quốc.

Các tài sản tài chính của Việt Nam có thể duy trì đà tăng giá

Với việc TTCK Việt Nam đã liên tục duy trì đà tăng giá từ cuối năm 2016 đến nay thì rất nhiều nhà đầu tư hiện nay đang cho rằng xu hướng điều chỉnh là tất yếu trong những tháng còn lại của năm 2017. Tuy nhiên, với những phân tích ở trên thì có lẽ diễn biến của các thị trường tài chính Việt Nam như chứng khoán và bất động sản sẽ tiếp tục tăng giá trong ngắn và trung hạn. Trong khi thị trường tài chính tiếp tục tăng giá thì một thị trường khác cũng sẽ được hưởng lợi, đó là thị trường tiền tệ. Bởi lẽ, sẽ có một lượng lớn ngoại tệ chảy vào Việt Nam, đồng nghĩa với việc một lượng lớn tiền đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế tương ứng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ duy trì được sự ổn định vững chắc, tiền đồng của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng giá so với đô la Mỹ giống như hàng loạt các đồng tiền khác trong khu vực hiện nay.

Theo Thời báo Kinhg tế Sài Gòn
Essensia Sky: “Hàng hiếm” tại Nam Sài Gòn

Essensia Sky: “Hàng hiếm” tại Nam Sài Gòn

Dự án mới 07:00

Ngày 14-12 vừa qua, Phú Long tổ chức sự kiện “Đất lành hoa nở” thu hút gần 1.000 lượt khách tham quan, tìm hiểu dự án Essensia Sky

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Chứng khoán 17:50

Vào ngày 26-12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường.

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng soup vi cá, bào ngư cao cấp

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng soup vi cá, bào ngư cao cấp

Điểm đến hấp dẫn 17:49

Thai Village Restaurant nổi bật vì chất lượng, là một trong những địa chỉ hàng đầu trong việc chế biến và phục vụ soup bào ngư và vi cá thượng hạng

SAWACO hướng đến mục tiêu uống nước tại vòi

SAWACO hướng đến mục tiêu uống nước tại vòi

Thị trường 17:00

(NLĐO) - Trong suốt thời gian qua, SAWACO luôn bảo đảm duy trì cấp nước an toàn, liên tục, chất lượng cho nhân dân TP HCM

EPS: Sẻ chia yêu thương Xuân 2025

EPS: Sẻ chia yêu thương Xuân 2025

Nhịp sống 16:29

EPS phối hợp cùng Thị Đoàn thị xã Phú Mỹ tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện 2025” với chủ đề “Sẻ chia yêu thương Xuân 2025”

Cần Thơ thắp sáng Ngày Hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều lần thứ VII cùng Heineken

Cần Thơ thắp sáng Ngày Hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều lần thứ VII cùng Heineken

Điểm đến hấp dẫn 15:09

Từ ngày 28-12-2024 đến 1-1-2025, Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều lần thứ VII sẽ chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động văn hóa, giải trí đặc sắc.

Xu hướng lựa chọn Limousine - Đại diện cho sự đẳng cấp và thời thượng tại các sự kiện lớn

Xu hướng lựa chọn Limousine - Đại diện cho sự đẳng cấp và thời thượng tại các sự kiện lớn

Dịch vụ 11:23

Limousine cao cấp tại các sự kiện và đồng hành cùng VIP. Limousine ghế Boeing mát xa của Vie Limo là biểu tượng cho hành trình đẳng cấp, được tin tưởng lựa chọn