Và đó cũng là điểm sáng duy nhất so với những gì mà toàn TTCK đang gặp phải đối mặt: VN-Index giảm mạnh 4/5 phiên giao dịch, số liệu giao dịch khối ngoại vẫn đang cho thấy động thái bán ròng vẫn chưa có dấu hiệu ngừng hẳn, tâm lý bi quan cùng cực chưa chưa có dấu hiệu chạm đáy đi kèm theo là số lượng các cổ phiếu giảm mạnh thuộc các nhóm ngành dịch vụ tài chính, chứng khoán, ngân hàng và đặt biệt là dầu khí.
Thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh lớn với những nét đặc trưng như là việc xuất hiện sau một giai đoạn tăng điểm mạnh liên tục khi vượt các ngưỡng kháng cự quan trọng, khối ngoại mua vào mạnh cả giai đoạn 2017 đã quay ra bán ròng mạnh kể từ tháng 3/2018 khi mà việc P/E thị trường tăng quá nhanh kèm theo việc cơ cấu các quỹ (QLQ thường sẽ giảm tỷ trọng cổ phiếu tăng nhanh trong 1 giai đoạn).
Tuy nhiên, điều lo ngại nhất có lẽ việc khối ngoại bán ròng mạnh không chỉ xuất phát từ việc các cổ phiếu lớn nhiều cổ phiếu tăng nhanh và vượt qua giá trị nội tại của nó mà nhìn xa hơn, từ góc nhìn dự báo trước từ cuối năm ngoái việc FED tăng lãi suất với tần suất nhanh và ngắn hơn đi kèm theo lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ chạm ngưỡng 3% là một trong những cảnh báo quan trọng khi mà chúng ta khó có thể dự báo lạc quan giống như giai đoạn 2017.
Điều đáng lưu ý nữa đó là chúng ta đã đánh giá thấp những tín hiệu cảnh báo sớm về các giai đoạn phát triển của TTCK thế giới và Việt Nam, tác động và sự ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô thế giới đến kinh tế Việt Nam mà ở đây là TTCK.
Khối ngoại, các quỹ nước ngoài đang là những "tay chơi" lớn có tiếng nói quan trọng quyết định đến xu hướng của thị trường mà bằng chứng cho thấy dòng tiền lớn tập trung ở các cổ phiếu Blue chips giai đoạn 2017 cũng có sự đóng góp không nhỏ bởi lực mua lên của khối ngoại.
TTCK tăng mạnh và sau đó giảm mạnh đôi khi không có những lý do cụ thể. Bên cạnh các nguyên nhân được giảm thích như tăng trưởng kinh tế, triển vọng phát triển các ngành nghề hay giá trị giải ngân hay bán ra của khối ngoại thì việc thị trường tăng giảm bởi vì nó muốn thế.
Như câu nói kinh điển về đầu tư của sir John Marks Templeton ”Thị trường giá lên sinh ra trong bi quan, lớn lên trong nghi ngờ, trưởng thành trong lạc quan và chết đi trong sự thỏa mãn”.
Nếu giai đoạn này là giai đoạn bi quan thì chúng ta đang chuẩn bị sẵn sàng cho sự hồi phục của thị trường. Vào những giai đoạn khủng hoảng hoặc thị trường đi xuống, chúng ta cần nhớ rằng nền kinh tế thị trường có tính chu kỳ và nó sẽ hồi phục. Chỉ cần đảm bảo bạn song hành với thị trường vào giai đoạn nó đi lên.
Trong hiện tại, VN-Index đã giảm và chạm vào đường trung bình động MA200 'thần thánh", cứ điểm hỗ trợ mạnh hứa hẹn sẽ có sự phục hồi.
Nhìn chung, việc giảm điểm thái quá sẽ tiếp tục diễn ra kèm theo phản ứng hoảng loạn từ phía các nhà đầu tư được giải thích bằng việc bán ra tuyệt vọng các cổ phiếu sẽ khiến các chỉ số trung bình như VN30/VN-Index giảm tiếp thêm một số phiên nữa trước khi chạm đáy và vùng hỗ trợ mạnh 925 điểm – Thuốc thử cho sóng điều chỉnh cũng như niềm tin ở trend tăng trung hạn sẽ quanh vùng điểm dự báo Đáy quanh ngưỡng 925 – 930 điểm.
Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi có thể là sự khởi đầu tốt về tư duy đầu tư mà dựa vào đó chiến lược đầu tư được xây dựng. Lựa chọn các cổ phiếu tốt tiềm năng đang giảm giá mạnh với các phương pháp phân tích cẩn trọng và có thể mua vào từ tuần tới.
Chiến lược được thực hiện mua vào trong các tháng không thuận lợi cho giao dịch có thể sẽ mang lại kết quả khả quan vào giai đoạn cuối năm 2018.