VnMoney
12/04/2015 13:00

Giọt nước mắt của chứng khoán

Nếu một ngày nào đó, sau 15 năm ra đời và hoạt động, bạn thấy Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (Hose) biến thành một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (SGDCKVN) với trụ sở đặt tại Hà Nội và sàn cổ phiếu Hose có thể cũng được đưa về Thủ đô, thì TP HCM vẫn là đầu tàu kinh tế cả nước, vẫn là trung tâm tài chính nhưng lại thiếu vắng bóng dáng thị trường chứng khoán.

Sau nhiều tháng, năm dài tranh luận, cuối cùng tuần rồi Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề án SGDCKVN, theo đó trụ sở của sở sẽ đặt ở Hà Nội.

Một phần máu thịt

Năm 1996, ông Lê Văn Châu, khi ấy là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được giao nhiệm vụ nghiên cứu thành lập thị trường chứng khoán. Ngay từ thời điểm đó, TP HCM đã được chọn là nơi đặt SGDCK đầu tiên và nơi mở sàn chứng khoán đầu tiên của cả nước. Thành phố không chỉ là nơi đột phá về cơ chế kinh tế, mà còn là nơi hình thành những ngân hàng TMCP, những công ty tài chính cổ phần, đồng thời là nơi khơi nguồn mạnh mẽ tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

 

“Chợ chứng khoán” Hose đã được nhen nhóm, gầy dựng từ hai bàn tay trắng kinh nghiệm, nhưng lại tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin về sự đi lên của kinh tế Việt Nam. Ảnh: Minh Khuê

“Chợ chứng khoán” Hose đã được nhen nhóm, gầy dựng từ hai bàn tay trắng kinh nghiệm, nhưng lại tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin về sự đi lên của kinh tế Việt Nam. Ảnh: Minh Khuê

 

Tổ cổ phần hóa của thành phố với những chuyên viên kinh tế đặt tại Viện Kinh tế trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, vừa làm thực tế, vừa tháo gỡ vướng mắc, vừa góp phần soạn thảo các văn bản pháp quy để chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Và không phải ngẫu nhiên đề án thành lập thị trường vốn (tên gọi lần đầu của thị trường chứng khoán) được đề xuất với sự nỗ lực của các ban, ngành TP HCM để trình ra trung ương.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã dời ngày khai trương sàn chứng khoán TP HCM trễ ba năm. Tuy nhiên, trong ba năm đó chứng khoán “chợ đen” với sự tự do chuyển nhượng cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa bắt đầu hiện diện.

Người ta không đi tìm những cánh chim đầu đàn của nền kinh tế Việt Nam ở Hnx. Người ta tìm chúng ở Hose với những Vinamilk, Masan, Vingroup, Dược Hậu Giang, Kinh Đô, FPT, GAS, PVD, VCB, CTG, BID...

Năm 1999, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, còn được gọi là “ông chứng khoán”, Lê Văn Châu đặt vấn đề với thành phố chọn địa điểm đặt SGDCK TP HCM. Lãnh đạo thành phố đã không một chút đắn đo: bất cứ địa điểm nào ủy ban yêu cầu, thành phố sẵn sàng tạo mọi điều kiện đáp ứng.

Tòa nhà góc đường Hàm Nghi - Hải Triều, vốn là trụ sở cũ của Ngân hàng Đông Dương, được ngắm nghía, thành phố chuẩn bị phương án di dời các đơn vị trong đó. Khi phương án được chọn là tòa nhà của Thượng nghị viện cũ ở Bến Chương Dương, nhìn ra sông Sài Gòn (cũng là trụ sở của Hose hiện nay), Ủy ban Nhân dân TP HCM ngay lập tức chỉ đạo Sở Thương mại “đóng gói hành lý” về nơi ở mới. Sàn chứng khoán phải được đặt ở vị trí trung tâm của phố Wall Sài Gòn.

Nhắc lại cái thuở ban đầu ấy để thấy rằng thị trường chứng khoán đã gắn bó máu thịt, đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế - xã hội thành phố, của cả nước. “Chợ chứng khoán” - cái tên nôm na mà ông Lê Văn Châu thường dùng để chỉ Hose với một niềm tự hào không giấu giếm - đã được nhen nhóm, gầy dựng từ hai bàn tay trắng kinh nghiệm, nhưng lại tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin về sự đi lên của kinh tế Việt Nam.

Vị thế dẫn đầu

Hose tròn 5 tuổi, sàn chứng khoán Hà Nội sinh sau đẻ muộn ra đời. Hnx có nhiệm vụ tập trung phát triển thị trường trái phiếu và nơi niêm yết cổ phiếu các công ty nhỏ. Sau này Hnx xây dựng thêm sàn UpCom dành cho các doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Chưa bao giờ (xin nhấn mạnh ba chữ “chưa bao giờ”) Hnx có thể đạt được khối lượng, giá trị giao dịch bình quân cũng như mối quan tâm trực tiếp và gián tiếp của giới đầu tư nội lẫn ngoại to lớn như của Hose. Trong các cuộc tiếp xúc với giới đầu tư nước ngoài, nhắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam, họ đương nhiên nhìn về Hose. Sàn phía Nam không cần bàn cãi, là gương mặt của thị trường chứng khoán quốc gia.

Trên bước đường phát triển của thị trường, vấn đề hợp nhất Hose và Hnx để tạo ra SGDCKVN được đặt ra. Định hướng và chủ trương của Nhà nước ngay từ đầu là Hnx sẽ vẫn chuyên sâu về trái phiếu, chứng khoán phái sinh trong tương lai, còn Hose tập trung vào cổ phiếu. Sàn cổ phiếu công ty nhỏ và UpCom sẽ chuyển vào Hose và Hose sẽ phân chia ra các sàn theo những tiêu chí nhất định. Các nước khác, nước nào cũng có 1-2 hoặc vài ba sàn cổ phiếu với chỉ số khác nhau. Trước mắt, khi thị trường phái sinh chưa có và thị trường trái phiếu chưa phát triển, việc phát triển thị trường cổ phiếu phải được đặt lên hàng đầu.

Không cần viện dẫn số liệu và kết quả những gì sàn Hose đã làm được trong 15 năm qua, người ta cũng dễ dàng nhận ra sự vượt trội của Hose so với sàn Hà Nội. Giới đầu tư quốc tế thường nhìn vào đâu để quyết định bỏ vốn vào chứng khoán? Trước tiên là quy mô, chất lượng hàng hóa, kế đó là công nghệ. Giá trị vốn hóa các công ty niêm yết trên Hose đến cuối năm 2014 chiếm tỷ lệ áp đảo 88% giá trị vốn hóa toàn thị trường, bằng 25,5% GDP cả nước. Cũng năm ngoái giá trị vốn hóa bình quân một công ty đạt 3.230 tỉ đồng; giá trị giao dịch bình quân một phiên lên tới 2.171 tỉ đồng, chiếm 73% thanh khoản toàn thị trường.

Nên nhớ Hose là nơi đầu tiên đề xuất và thực hiện bán đấu giá cổ phần DNNN cổ phần hóa qua sàn, cũng là nơi đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2008, nơi đầu tiên triển khai giao dịch trực tuyến, khớp lệnh liên tục.

Người ta không đi tìm những cánh chim đầu đàn của nền kinh tế Việt Nam ở Hnx. Người ta tìm chúng ở Hose với những Vinamilk, Masan, Vingroup, Dược Hậu Giang, Kinh Đô, FPT, GAS, PVD, VCB, CTG, BID... Những doanh nghiệp niêm yết lâu năm, lớn lên cùng thời gian thường chuyển niêm yết từ Hnx hay UpCom sang Hose chứ không có chuyện ngược lại (trừ trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc thu hẹp quy mô vốn liếng). Thử hỏi tới đây Sabeco, Vietnam Airlines, MobiFone, Saigontourist, Vissan hay bất kỳ “ông lớn” nào có ý định lên sàn, họ sẽ chọn Hose hay Hnx? Câu trả lời hiển nhiên là Hose!

Ai đó nói rằng thị trường chứng khoán là “canh bạc”, là “trò chơi”. Cũng không ít ý kiến nhận định chứng khoán chưa trở thành kênh huy động vốn đủ sức cạnh tranh với ngân hàng. Họ dường như đã quên bình quân các công ty niêm yết trên Hose tăng gấp đôi về giá trị niêm yết theo mệnh giá so với lúc mới chào sàn.

Tốc độ tăng vốn của Vingroup từ khi niêm yết đến nay là 1.719%; của REE 1.694%; của ITA 1.499%; KDC 927%; DRC 798%... Mặc dù thời gian lên sàn chưa lâu, tốc độ tăng vốn của khối ngân hàng không kém cạnh như CTG 231%; STB 554%; VCB 120%; MBB 59%. Khoảng hơn 380 cuộc đấu giá DNNN cổ phần hóa, IPO với số tiền thu về 70.000 tỉ đồng đã diễn ra ở Hose.

Xin đừng “ném tiền qua cửa sổ”!

Theo đề án trình Chính phủ của Bộ Tài chính, đề xuất đặt trụ sở SGDCKVN ở Hà Nội, nếu chuyển hai sàn cổ phiếu Hnx và UpCom vào Hose, thì giữa quy mô, tầm quan trọng của Hose và vai trò chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) sẽ không hợp lý. Trụ sở đặt ở đâu, quy mô ở đó phải lớn hơn và chất lượng hàng hóa bắt buộc phải vượt trội, tức là sàn cổ phiếu Hose phải chuyển ra Hà Nội.

Khoan hãy nói Hose khi đó sẽ vận hành ra sao. Chỉ biết trụ sở Hose vừa được xây xong giữa năm ngoái và đưa vào hoạt động ít lâu với vốn đầu tư lớn cho công nghệ hiện đại từ tiền ngân sách. Hơn 26.000 mét vuông xây dựng cao cấp, thỏa mãn các tiêu chí lắp đặt Data Center (Trung tâm dữ liệu) đạt tiêu chuẩn để ứng dụng hệ thống công nghệ cho một quy mô thị trường mở rộng. Chưa hết, tiền ngân sách còn được đổ vào Trung tâm dữ liệu dự phòng với tổng diện tích sàn 16.000 mét vuông ở Khu công nghiệp phần mềm Quang Trung. Ngoài việc dự phòng cho hệ thống công nghệ thông tin của Hose, đây còn là nơi lưu trữ dữ liệu cho các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính ở phía Nam.

Một đồng ngân sách cũng là mồ hôi nước mắt của người đóng thuế. Lẽ nào ngân sách bỏ tiền tỉ xây những công trình hoành tráng như trên ở TP HCM, rồi sắp tới đặt trụ sở của SGDCKVN ở Hà Nội, nơi chưa có những cơ sở như vậy và phải xây mới từ đầu?

Nếu phải cân nhắc một nơi đặt trụ sở hợp lý, thuận tiện xét cả về góc độ lịch sử, lòng người và điều kiện kinh tế cho SGDCKVN không chỉ cho hôm nay mà cả mai sau, TP HCM xứng đáng là nơi được chọn. Xin dẫn ra đây lời bộc bạch của một nhà đầu tư gắn bó đã mười mấy năm với thị trường chứng khoán: Ủy ban Nhân dân TP HCM cần đề xuất Chính phủ thành lập đoàn khảo sát liên bộ để kiểm chứng sự phù hợp, thuận tiện nói trên.

Theo Hải Lý (Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Agribank ủng hộ “Mái ấm cho đồng bào tôi” 100 tỉ đồng

Agribank ủng hộ “Mái ấm cho đồng bào tôi” 100 tỉ đồng

Doanh nghiệp 13:04

Ngày 5-10-2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”.

Kỷ niệm 32 năm thành lập, Nam A Bank nhận giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á

Kỷ niệm 32 năm thành lập, Nam A Bank nhận giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á

Ngân hàng 18:02

Tối ngày 3-10 tại TP HCM, Nam A Bank (mã NAB) đã vinh dự nhận giải thưởng Corporate Excellence Award (Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á) tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Award 2024 (APEA). Đây là năm thứ 3 liên tiếp Nam A Bank nhận được giải thưởng APEA.

Trải nghiệm tính năng trekking với Huawei Watch GT 5 Pro

Trải nghiệm tính năng trekking với Huawei Watch GT 5 Pro

Thị trường 18:01

Huawei vừa ra mắt Huawei Watch GT 5 Pro tại Việt Nam, với một loạt tính năng mạnh và thiết thực, phù hợp cho những người đam mê thể thao và thích khám phá thiên nhiên

Những điểm đến gần thành phố Hồ Chí Minh khiến du khách Tây thích thú

Những điểm đến gần thành phố Hồ Chí Minh khiến du khách Tây thích thú

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Chỉ mất 1-2 giờ chạy xe từ thành phố Hồ Chí Minh, các điểm đến đa dạng sắc màu trải nghiệm dưới đây không chỉ hút khách du lịch quốc tế, mà còn là nơi-phải-đến dành cho những ai mong muốn khám phá vẻ đẹp văn hoá, lịch sử của vùng đất Nam bộ.

Enterprise Asia vinh danh Eximbank

Enterprise Asia vinh danh Eximbank

Ngân hàng 16:55

(NLĐO) - Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP HCM hôm 3-10

Bình Điền khởi động chương trình "Mang sinh kế cho bà con vùng bão lũ tỉnh Yên Bái và Lào Cai" năm 2024

Bình Điền khởi động chương trình "Mang sinh kế cho bà con vùng bão lũ tỉnh Yên Bái và Lào Cai" năm 2024

Hoạt động cộng đồng 16:54

Sáng ngày 4-10, tại Công ty Cổ phần Bình Điền Ninh Bình, nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả nặng nề sau bão lũ vừa qua, chương trình "Mang sinh kế cho bà con vùng bão lũ tỉnh Yên Bái và Lào Cai" được tổ chức.

Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Hoạt động cộng đồng 16:53

(NLĐO) - Hơn 12,7 tỉ đồng đã được cán bộ nhân viên, công đoàn viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đóng góp nhằm chung tay cùng đồng bào khắc phục hậu quả sau thiên tai, tái ổn định đời sống.