Tiêu dùng
15/05/2016 20:09

Việt Nam có thể đạt 100% điện tái tạo vào năm 2050

Theo một báo cáo mới ra ngày 12-5 của WWF và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, tới năm 2050, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam, đồng thời giảm được đáng kể lượng khí thải carbon độc hại có liên quan tới biến đổi khí hậu

Báo cáo “Kịch bản bền vững cho ngành điện Việt Nam - Tầm nhìn đến năm 2050”, phân tích tổng quát về tình hình của ngành điện quốc gia trong bối cảnh tổng thể của ngành năng lượng đồng thời đưa ra các kịch bản phát triển mà Việt Nam có thể lựa chọn cho chiến lược phát triển tới năm 2050.

Hạn chế các dự án thủy điện thiếu bền vững

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều nguồn năng lượng tái tạo có thể dùng để phát điện như mặt trời, gió, nước, địa nhiệt, sinh khối và đại dương. Tuy nhiên, trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, Việt Nam có kế hoạch phát triển điện lực dựa chủ yếu vào các dự án thủy điện thiếu bền vững và các dự án nhiệt điện dùng các nhiên liệu hóa thạch có hàm lượng carbon cao gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, thậm chí cả điện hạt nhân có giá thành cao và chứa đựng nhiều rủi ro.

Bà Phạm Cẩm Nhung, quản lý chương trình Năng lượng Bền vững của WWF - Việt Nam, phát biểu: “Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành quốc gia tiên phong phát triển ngành năng lượng sạch và tái tạo. Năng lượng mặt trời có thể cung cấp ít nhất 35% trong khi năng lượng gió có thể cung cấp ít nhất 13% nhu cầu điện của Việt Nam vào năm 2050. Năng lượng tái tạo là yếu tố không thể thiếu để xây dựng một tương lai bền vững cho Việt Nam, giúp con người chung sống hài hòa với thiên nhiên”.


Năng lượng mặt trời có thể cung cấp ít nhất 35% nhu cầu điện của Việt Nam vào năm 2050Ảnh: Internet

Năng lượng mặt trời có thể cung cấp ít nhất 35% nhu cầu điện của Việt Nam vào năm 2050Ảnh: Internet

Báo cáo đưa ra 3 đề xuất: Kịch bản phát triển thông thường, kịch bản phát triển năng lượng bền vững và kịch bản phát triển năng lượng bền vững tối ưu. Kịch bản phát triển thông thường dựa vào nguyên liệu hóa thạch và các công nghệ lạc hậu, không hiệu quả, gây ra nhiều khí thải. Hai kịch bản phát triển năng lượng bền vững đều cho thấy tới năm 2050, trên phương diện kỹ thuật và kinh tế, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng ít nhất từ 81%-100% nhu cầu điện quốc gia; đồng thời giúp giảm tới 80% lượng khí thải carbon. Việc tăng khí thải carbon do sử dụng than đốt và các nguyên liệu hóa thạch khác là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu.

Các giải pháp năng lượng thay thế

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)- đại diện Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, cho biết: “Là một nhóm các tổ chức thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam, Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam đánh giá cao những kết quả mà báo cáo đưa ra. Các kịch bản phát triển báo cáo đưa rất trùng khớp với nghiên cứu gần đây của chúng tôi về những giải pháp năng lượng thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu than trong những năm tới. Chúng tôi rất mong các nhà hoạch định chính sách và các ban, ngành liên quan, đặc biệt là ngành điện lưu tâm cân nhắc sử dụng những kịch bản nêu trong báo cáo cũng như những khuyến nghị từ liên minh để thực hiện được bước chuyển mạnh mẽ trong ngành năng lượng mang lại lợi ích tốt nhất cho quốc gia”.

Theo đánh giá của báo cáo, nếu sử dụng năng lượng hiệu quả và tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo phong phú, Việt Nam có thể: Giảm được sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch hoặc nhập khẩu than; bảo đảm giá điện ổn định trong các thập niên tới; tạo thêm việc làm; tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực và giảm các tác hại lên môi trường và xã hội.

Thảo Nguyên
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.